Quy trình cho vay cụ thể

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nam việt (navibank) (Trang 55 - 58)

Ban Giám đốc chi nhánh Giám đốc/ Trưởng phòng quan hệ khách hàng Ban Tổng giám đốc Hội đồng tín dụng Hội đồng quản trị Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận Dịch vụ khách hàng Bộ phận phân tích tín dụng Bộ phận tín dụng cá nhân Bộ phận tín dụng tổ chức

Bước 1: Tiếp thị khách hàng vay vốn

–Nhân viên quan hệ khách hàng (NVQHKH) chủ động tiếp thị khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, xem xét có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay không để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp.

–Lập báo cáo tiếp thị

Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn

–Khi khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, NVQHKH trao đổi, xác định nội dung: tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, phương thức hoạt động; mục đích vay vốn…

–Đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng có phù hợp không –Nếu phù hợp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ

–Trình cấp trưởng phòng

Bước 3: Thẩm định hồ sơ tín dụng

–Nội dung thẩm định: Năng lực khách hàng, khả năng tài chính, tình hình sản xuất và bán hàng

–Phân tích về tài chính khách hàng

–Phân tích thẩm đinh dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh –Đánh giá quan hệ khách hàng với ngân hàng và các TCTD khác

–Đánh giá lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt: ước tính số tiền lãi, phí có thể thu.

–Phân tích, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Bước 4: Quyết định tín dụng

Sau khi nhận được tờ trình thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do cấp trưởng phòng trình, cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra lại các thông tin tại tờ trình, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của khoản vay, ra quyết định.

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục trước khi giải ngân

–Lập hợp đồng tín dụng

–Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay

–Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay –Đăng ký giao dịch đảm bảo

–Nhận hồ sơ TSĐB, nhập kho TSĐB –Nhập tài khoản ngoại bảng

Bước 6: Lập và chuyển hồ sơ giải ngân

–Nhân viên quản lý tín dụng (NVQLTD) có trách nhiệm: lập khế ước nhận nợ, kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ rút vốn vay và các điều kiện cho vay

–Sau khi lập hồ sơ giải ngân, (NVQLTD) chuyển hồ sơ giải ngân cho phòng giao dịch để thực hiện giải ngân và hạch toán.

Bước 7: Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân

–Theo dõi tiền vay

–Kiểm tra sau cho vay: trong vòng 10 ngày làm việc sau khi cho vay, phải tiến hành kiểm tra việc sử sụng vốn.

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi và phí khoản vay

NVQLTD có trách nhiệm theo dõi và thống kê các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, phí phải trả của các khoản nợ vay, bảo lãnh vay vốn, chuẩn bị và thông báo trả nợ đến khách hàng vay vốn trước ngày đến hạn phải trả ít nhất 5 ngày.

Bước 9: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng NVQLTD lập tờ trình cấp trưởng phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 10: Xử lý TSĐB để thu nợ

–Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn và không được ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, NVQLTD phải:

–Xem xét lại hồ sơ tín dụng, hồ sơ đảm bảo tiền vay để bổ sung những điểm còn thiếu về mặt pháp lý

–Chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện

Bước 11: Thanh lý hợp đồng

Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nam việt (navibank) (Trang 55 - 58)