- Giới thiệu các mô hình thử nghiệm cho hệ thống trang bị thêm trên
Có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình toàn cầu hóa, nhiều thập kỷ qua ngành công nghiệp hàng hải có lẽ là một trong
thập kỷ qua ngành công nghiệp hàng hải có lẽ là một trong những ngành có tác động lớn nhất. Theo báo cáo của các tổ chức hữu quan, năm 2001 hàng hải trở thành “Ngành công nghiệp mang tính toàn cầu hàng đầu trên thế giới” khi 90% thương mại thế giới được chuyên chở bằng đường biển. Mặc dù có tính chất xuyên biên giới và phạm vi hoạt động trên toàn thế giới, nhưng ngành hàng hải vẫn thiếu tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến những điều kiện làm việc mà có thể áp dụng thống nhất trong toàn ngành với hơn 1,2 triệu thuyền viên . Việc phân chia về thành phần lao động trong ngành vận tải biển ngày càng tăng đồng nghĩa với việc chủ tàu và thuyền viên phải đối mặt với một loạt những điều luật quốc gia phức tạp khác nhau và trên cơ sở những tiêu chuẩn quốc tế khác nhau. Việc áp dụng chung một khuôn khổ pháp lý dưới sự bảo trợ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho các công ước quốc tế hàng hải, với số lượng tuyệt đối lên tới 70, khiến cho việc phê duyệt quốc gia trở thành một nhiệm vụ khó thực thi. . Để giải quyết điều này ILO đã đưa ra Công ước lao động hàng hải (MLC) để hợp nhất và hiện đại hóa những mảng rời rạc của các quy định hiện hành thành một tiêu chuẩn duy nhất. Tiêu chuẩn này tạo thành "trụ cột thứ tư" trong chế độ quản lý hàng hải cùng với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS); Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn đào tạo, chứng nhận và trực ca (STCW) và Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển (MARPOL).
MLC, khi đó thường được gọi là "dự thảo quyền của thuyền viên" không chỉ dành riêng để bảo vệ người lao động, mà còn viên" không chỉ dành riêng để bảo vệ người lao động, mà còn hỗ trợ cho các bên liên quan khác trong ngành công nghiệp hàng hải.
Điều này dẫn đến mục tiêu thứ hai của Công ước đó là tạo ra một sân chơi bình đẳng, theo đó các chủ tàu có thể cung cấp