Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 68)

2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lợng tín dụng trung dài hạn

2.6. Luôn luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn trong tín dụng trung dài hạn và có biện pháp

phòng ngừa hữu hiệu

Rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất luôn đe dọa các Ngân hàng bởi cấp độ của khoản vay trung dài hạn lớn hơn đáng kể so với khoản vay ngắn hạn. Sự quan tâm đến vấn đề phòng ngừa rủi ro đối với khoản tín dụng trung dài hạn không chỉ đòi hỏi đối với Ngân hàng mà còn đặc biệt đối với cơ quan quản lý tiền tệ. Bởi vì mức độ của khoản vay trung dài hạn là rất lớn, gây đột biến và kéo dài cho cả bên vay, Ngân hàng tài trợ và các bên có liên quan. Chính vì vậy, biện pháp xác định dự báo rủi ro tiềm ẩn trong thế chấp và bảo lãnh vay vốn là hết sức cần thiết đối với Ngân hàng. Việc dự báo rủi ro tiềm ẩn càng đầy đủ, các biện pháp phòng ngừa càng cẩn trọng thì hiệu quả tín dụng ngay từ khâu phán quyết càng cao. Đơng nhiên việc phát hiện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn để đề ra các biện pháp phòng ngừa phải là việc làm liên tục, thờng xuyên không chỉ trớc khi phán quyết mà cả trong suất trong quá trình đa vốn vay ra cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi vay .

Vì vậy khi tính toán nguồn trả nợ, thời hạn trả nợ, ngời ta tính toán cả phơng án: phơng án lạc quan nhất, phơng án trung bình nhất. Để an toàn và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn, có một cách thờng dùng là lấy phơng án sản xuất xấu nhất đề xem xét. Nếu phơng án này vẫn trả đợc nợ và lãi vay Ngân hàng trong giới hạn cho phép, thì chắc chắn ngay từ khi phán quyết đã có thể yên tâm về khoản vay đợc duyệt.

Thế chấp và bảo lãnh cho việc vay vốn là chìa khóa an toàn cuối cùng cho việc vay vốn. Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng công cụ này đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Ngân hàng phải biết sự nhạy cảm, đảm bảo nguyên tắc và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà nớc, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhng không tùy tiện. Tuyệt đối không coi thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là "bùa hộ mệnh " trong cho vay, không thể coi là chiếc chìa khóa an toàn đặc biệt mà chỉ coi là chiếc chìa khóa an toàn cuối cùng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng. Thực hiện việc thế chấp, bảo lãnh đúng quy định và cho vay lãi phải dựa trên những cơ sở thực sự từ phía doanh nghiệp chứ không phải dựa vào duy nhất tài sản thế chấp .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w