THỰCTRẠNGCHI BHX HỞ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.doc (Trang 33 - 38)

III. TÌNHHÌNHCHITRẢ BHXH CỦAVIỆTNAMHIỆNNAY.

2.THỰCTRẠNGCHI BHX HỞ VIỆT NAM.

Mục đích chính của công tác chi trả các chếđộ BHXH là quản lýđối tượng hưởng BHXH, chi đúng, chi đủ, kịp thời để ngày càng thực hiện tốt hơn công tác quản lýđối tượng, chi trả BHXH, đáp ứng yêu cầu quản lý, từng bước hoàn thiện quy trình, thủ tục chi trả BHXH.

Trong những năm qua, việc tổ chức chi trả cho các chếđộ BHXH được thực hiện như sau:

Về tổ chức chi trả 3 chếđộ trợ cấp tức thời ( chếđộ trợ cấp tiền lương khi nghỉốm đau, chếđộ trợ cấp tiền lương khi nghỉ thai sản, chếđộ trợ cấp khi bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra). Việc chi trả trợ cấp cho 3 chếđộ trên phải thể hiện được sự công bằng, công khai, an toàn, kịp thời, đúng nguyên tắc cóđóng BHXH mới được hưởng quyền lợi về BHXH theo quy định của pháp luật, nhằm giữ vững mối quan hệ 3 bên: người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH, từđóđẩy mạnh hoạt động thu BHXH không xâm hại đến quyền lợi của người lao động. BHXH tỉnh ( thành phố) giao cho BHXH quận, huyện trực tiếp tổ chức thực hiện chi trả chếđộ trợ cấp ốm đau, thai sản theo cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở hồ sơ chứng từ nghỉốm, nghỉ thai sản của từng người đãđược Nhà nước quy định. Cán bộ BHXH quận, huyên được phân công theo dõi cơ quan đơn vị sử dụng lao động nào có nhiệm vụđối chiếu kết quảđóng BHXH, hướng dẫn ghi sổ BHXH vàđối chiếu chứng từ nghỉốm, nghỉ thai sản để thực hiện chi trả. Việc chi trảđược thực hiện theo 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động có chứng từ nghỉốm đau, thai sản hoặc chi trả bằng chuyển khoản thông qua đơn

vị sử dụng lao động nếu thực tếđơn vị sử dụng lao động đãứng tiền chi trả cho người lao động. Riêng trường hợp nghỉ sinh con, nghỉốm dài ngày và hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, BHXH quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở lập hồ sơ chuyển lên BHXH tỉnh ( thành phố) giải quyết. Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp một lần mức suy giảm khả năng lao động dưới 31%, BHXH tỉnh ( thành phố) trực tiếp chi trả cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Nếu đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng, việc chi trả BHXH tỉnh ( thành phố) có quyết định giao cho BHXH quận, huyện thực hiện kể cả trường hợp nghỉ sinh con, nghỉốm dàI ngày.Thủ tục xem xét ra quyết định cho hưởng trợ cấp 3 chếđộ trên được thực hiện theo quy định của BHXH Việt Nam.

Về chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng bao gồm: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tử tuất, trợ cấp người nuôi dưỡng. Việc chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng do BHXH quận, huyện trực tiếp thực hiện theo địa bàn dân cư phường, xã, cụm, xóm, tổ dân phố. Danh sách đối tượng được hưởng do BHXH tỉnh ( thành phố) chuyển về cùng với nguồn kinh phí chi trả hàng tháng cóđIều chỉnh tăng, giảm theo danh sách quận, huyện báo lên. Dưới sự chỉđạo của quận, huyện uỷ và UBND quận, huyên mỗi phường, xã có thể thành lập 1 ban chi trả. Ban chi trả có nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH căn cứ vào danh sách đãđược lập theo địa bàn dân cư. BHXH quận, huyện cử cán bộ trực tiếp cùng với ban chi trảđến từng đối tượng, trên cơ sởđó theo dõi tăng, giảm hàng tháng của các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH và thực hiện việc chi trảđúng, đủ, kịp thời, chính xác.

Từ quá trình thu có thể rút ra nhưng nhận xét sau:

thấp, bình quân giảm 1,26%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung); Số chi từ quỹ BHXH tăng ngày càng nhanh, bình quân tăng 25,2%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung).

- Tỷ trọng chi BHXH cho chếđộ hưu trí, trợ cấp một lần, mất sức lao động và tử tuất chiếm đa số trong tổng số chi bhxh, năm 2001 chiếm 91,77% (8.495 tỷđồng/ 9.257 tỷđồng).

- Qũy BHXH chi đối tượng hưởng chếđộ hưu trí (hàng tháng, một lần, bảo hiểm y tế, lệ phi chi trả) tăng khá nhanh: năm 1996 là 197,7 tỷđồng, năm 2001 đã chi là 1.336,7 tỷđồng, bình quân tăng 32,6%/năm (đã quy theo mức lương tối thiểu chung). Trong đó tiền chi các khoản trợ cấp ngắn hạn tương đối ổn định qua các năm, còn lại tăng chủ yếu các khoản chi lương hưu hàng tháng, bảo hiểm y tế và lệ phí chi trả.

- Số tiền chi đối tượng hưởng chếđộ hưu trí (gồm hàng tháng, trợ cấp một lần, trên 30 năm công tác và bảo hiểm y tế) từ nguồn quỹ BHXH trong những năm từ 1/1995 đến 2001 toàn bộ là công nhân viên chức Nhà nước đã có thời gian khá dài công tác trước 1/1995 (đến hết năm 2001 chiếm tỷ lệ là 79,19% so với tổng thời gian tham gia BHXH) và có thời gian ngắn tham gia đóng BHXH vào quỹ BHXH.

- Số người hưởng trợ cấp một lần có trên 30 năm đóng BHXH chiếm bình quân 51,52% số người nghỉ hưu trí hàng tháng, với mức hưởng tương ứng của một người là 2.802.000 đồng (bằng 13,4 tháng tiền lương tối thiểu).

- Từ năm 1995 đến năm 2001 số người nghỉ hưởng trợ cấp một lần có thời gian tham gia BHXH bình quân là 8,5 năm với mức lương bình quân tháng làm căn cứ tính trợ cấp là 374.780 đồng (tính theo mức tiền lương tối thiểu 210.000 đ/tháng), mức hưởng trợ cấp bình quân một người tương ứng 18 tháng tiền lương

có thời gian khá dài công tác trước 1/1995 và có thời gian ngắn tham gia đóng BHXH vào quỹ BHXH.

- Về tuổi nghỉ hưu, nếu so với thời kỳ trước 1/1995 bình quân 50,84 tuổi thì sau 1/1995 đã tăng lên bình quân 54,35 tuổi, trong đó bình quân tuổi nghỉ hưu của nam là 57,1; bình quân tuổi nghỉ hưu của nữ là 51,35, nhưng so với tuổi quy định chung (nam đủ 60 tuổi, nữđủ 55 tuổi) thì khi thực hiện còn giảm bình quân đối với nam là 2,9 tuổi, nữ là 3,75 tuổi. Đó là do chính sách quy định một sốđối tượng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn và các đối tượng do sức khoẻ suy giảm cũng được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định với mức lương hưu thấp hơn. Số nghỉ hưu dưới tuổi quy định chung so với tổng số người nghỉ hưu chiếm tỷ trọng đáng phải lưu ý, qua số liệu thống kê thì tỷ trọng là 52,3% đối với nam và 56,7% đối với nữ. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc cân đối quỹ BHXH vì thời gian đóng vào cho quỹ bị giảm đi, tương ứng là thời gian chi trả lương hưu từ quỹ tăng lên.

- Về tuổi chết bình quân của những người nghỉ hưu, theo xu hướng chung thì tuổi này ngày càng tăng. Đến thời điểm năm 2001: nam tuổi chết bình quân là 68,67; nữ bình quân là 69,66 tuổi. Đây là yếu tốảnh hưởng khá lớn đến việc cân đối quỹ BHXH vì tăng thời gian hưởng chếđộ hưu trí và xu hướng tất yếu này tăng hàng năm.

3. NHỮNGTIÊUCỰCPHÁTSINHTRONGQUÁTRÌNHCHITRẢ.

Mặc dù trong công tác chi trả các chếđộ BHXH, cơ quan BHXH đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số tiêu cực.

Mọi đối tượng khi tham gia BH nói chung và BHXH nói riêng ai cũng mong muốn khi gặp phải rủi ro đều được hưởng trợ cấp một cách nhanh nhất để bùđắp phần nào thiệt hại xảy đến với bản thân và gia đình. Thế nhưng yếu tố nhanh chóng, kịp thời trong việc chi trả trợ cấp của BHXH lại làđiều đáng bàn.

Việc chậm trễ chi trả trợ cấp có thể do một trong hai nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất: xuất phát từ phía doanh nghiệp nơi người lao động

làm việc. Do doanh nghiệp vì chưa đóng đủ BHXH cho người lao động nên khi người lao động gặp phải những trường hợp cần được hưởng trợ cấp BHXH lại bị cơ quan BHXH từ chối chi trả trợ cấp theo các văn bản pháp quy về chếđộ BHXH hiện hành. Thực tế cho thấy có những trường hợp người lao động nghỉ việc do thai sản, sinh con, khi con lớn lên vẫn chưa được hưởng trợ cấp thai sản. Hay có những trường hợp người lao động bị TNLĐ-BNN, sau khi đIều trị khỏi bệnh, ra viện, đi làm với đIều kiện sức khoẻ trở lại, sau 2 năm mới được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN.

Nguyên nhân thứ hai: xuất phát từ phía cơ quan BHXH. Nhiều cán bộ do

thiếu kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ khiến cho quá trình xét duyệt chi trả trợ cấp các chếđộ BHXH bị kéo dài. Yếu tố chính xác trong chi trả BHXH là yếu tố không thể thiếu được. Thế nhưng có không ít trường hợp cán bộ chức năng của BHXH trong quá trình tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ do không cẩn thận dẫn đến ra quyết định chi trả nhầm đối tượng. Người đáng được hưởng nộp đơn xin hưởng trợ cấp đã lâu mà không thấy trong khi có người đang khoẻ mạnh đi làm bình thường thì gia đình lại nhận được tiền mai táng phí. Đây là một thực tếđáng buồn mà các cơ quan BHXH cần tự xem xét lại để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của mình hoàn thành tốt công việc được giao.

CHƯƠNG IV

MỘTSỐKIẾNNGHỊĐỂỔNĐỊNHQUỸBHXH

Một phần của tài liệu Công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo Hiểm Xã Hội.doc (Trang 33 - 38)