Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng.DOC (Trang 27 - 29)

2.2.2.1. Hạn chế

Hạn chế của hệ thống dịch vụ ngân hàng Việt Nam

- Trước hết, các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng phát triển khá, nhưng năng lực tài chính còn yếu (vốn tự có nhỏ, khả năng sinh lời thấp, nợ xấu cao) nên hạn chế khả năng huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong kinh doanh.

- Hầu hết các ngân hàng thực hiện huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi và cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp. Hệ thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, các dịch vụ ngân hàng điện tử (thẻ tín dụng, ATM, internet banking, …) chưa phát triển mạnh, vẫn còn hạn chế về chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế còn thấp .

- Thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đúng mức, một số dịch vụ ngân hàng như : dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố,… đã triển khai thực hiện nhưng chưa phát triển mạnh và rộng rãi về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các Tổ Chức Tín Dụng (TCTD ) thuộc các thành phần kinh tế khác nhau do có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa các TCTD trong nước và TCTD nước ngoài. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, chưa thật sự quan tâm đến việc cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, thương hiệu của ngân hàng và các TCTD .

- Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng và các TCTD là tín dụng (80% tổng thu nhập). Tuy nhiên, đây cũng là một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều rủi ro nhất, đe dọa an toàn hoạt động của các ngân hàng và TCTD .

- Từng dịch vụ của ngân hàng thương mại chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, qui mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ thấp, sức cạnh tranh yếu, đặc biệt tính tiện ích của một số dịch vụ đối với khách hàng chưa cao, trong khi đó hoạt động marketing ngân hàng còn hạn chế, nên tỷ lệ khách hàng là cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng còn ít.

- Nền kinh tế vẫn nặng về thanh toán bằng tiền mặt. Đối tượng sử dụng thẻ thanh toán chủ yếu vẫn là người làm việc trong lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, du lịch...

2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, yếu kém của hệ thống dịch vụ ngân hàng VN

° Các cơ quan quản lý nhà nước chưa đánh giá đúng và đầy đủ về những yêu cầu đối với môi trường pháp lý, điều kiện hoạt động để khuyến khích và bảo đảm cho sự phát triển an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng, do đó chưa có chiến lược và giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ ngân hàng một cách có hệ thống.

° Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet như: e-banking, home banking,… còn thiếu, chậm đổi mới và hoàn thiện so với yêu cầu phát triển kỹ thuật công nghệ hiện đại và triển khai rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại, chưa tạo cơ sở cho việc xử lý các tranh chấp, tạo ra tâm lý ngần ngại khi sử dụng và cung cấp các dịch vụ này. Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối .

° Trình độ phát triển nền kinh tế nước ta còn thấp và môi trường kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, yếu kém làm hạn chế khả năng cung ứng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại lớn đòi hỏi các TCTD phải có vốn lớn, nhưng trên thực tế vốn ở các ngân hàng vẫn còn thấp, rất khó đầu tư phát triển công nghệ hiện đại .

° Thị trường thẻ VN hiện đang có tiềm năng rất lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều TCTD cũng như của khách hàng, nhưng do sự đầu tư không đồng bộ nên hệ thống máy ATM của nhiều ngân hàng còn ít và chưa kết nối được với nhau dẫn đến lãng phí trong đầu tư, chưa thật tiện dụng cho khách hàng .

° Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chủ trì tạo được điều kiện rất thuận lợi trong hoạt động thanh toán và có các ưu điểm là nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, hệ thống này hiện chưa kết nối trên toàn quốc đã tạo ra những hạn chế nhất định trong hoạt động thanh toán của các ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tập trung một số lượng lớn chứng từ vào giờ cao điểm vẫn còn tồn tại làm tăng thêm áp lực cho hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng .

° Mạng lưới kênh phân phối của các TCTD chưa được phát triển hợp lý. Phát triển mạng lưới chi nhánh được xem như công cụ cạnh tranh, chiếm lĩnh

thị trường và thị phần chủ yếu của các TCTD hiện nay – Điều này có thể làm làm tăng thêm chi phí, hạn chế hiệu quả kinh tế và không phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới ngân hàng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội .

° Trình độ cán bộ quản lý và kinh doanh của các TCTD còn hạn chế, chưa đủ khả năng tiếp cận và làm chủ được công nghệ mới, quản trị kinh doanh và quản trị rủi ro so với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hóa công nghệ trong hệ thống ngân hàng.

2.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của quản lý chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng.DOC (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w