Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và các kiến nghị:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa (Trang 45 - 49)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có thông tin, số liệu thì không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự trên các chỉ tiêu.

(2) Doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007 của Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa ta thấy:

Nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên là do lợi nhuận tăng lên chứ vốn góp vẫn giữ nguyên, Công ty không đủ vốn để trang trải cho tài sản đang sử dụng và vẫn còn thiếu. Như vậy, Công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ta thấy, năm 2005 Công ty chưa đi chiếm dụng vốn nhưng sang năm 2006 và 2007 Công ty đều phải đi chiếm dụng vốn, song điều này không thể hiện được tình trạng tài chính của Công ty là tốt hay xấu, vì trong thực tế kể cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn thì các doanh nghiệp đều phải thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau. Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà Công ty sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của Công ty ngày một tăng, chứng tỏ Công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2007 so với năm 2006

Đơn vị tính: VNĐ

Tài sản Năm 2006 Năm 2007

So sánh năm 2007/2006 Số tuyệt đối % A- TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 916.978.847 627.999.164 -288.979.683 68,5

1. Tiền mặt tại quỹ 165.866.594 37.979.475 -127.887.119 22,92. Tiền gửi ngân hàng 253.182.176 9.308.475 -243.873.701 3,68 2. Tiền gửi ngân hàng 253.182.176 9.308.475 -243.873.701 3,68 3. Phải thu của khách hàng 201.782.575 252.417.802 50.635.227 125,09 4. Thuế GTGT được khấu

trừ

6.455.2025. Thuế và các khoản khác 5. Thuế và các khoản khác

phải thu Nhà nước

7.558.160

6. Tài sản ngắn hạn khác 103.847.449

7. Hàng tồn kho 296.147.502 210.432.601 -85.714.901 71,06

B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn dài hạn

1.132.239.762 1.444.424.671 312.184.909 127,57

1. Tài sản cố định 1.130.285.000 1.284.488.636- Nguyên giá 1.255.250.000 1.547.213.636 - Nguyên giá 1.255.250.000 1.547.213.636 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) (124.965.000) (262.725.000) 2. Chi phí đầu tư xây dựng

cơ bản dở dang

143.981.2733. Chi phí trả trước dài hạn 1.954.762 15.954.762 3. Chi phí trả trước dài hạn 1.954.762 15.954.762

Tổng cộng TS 2.049.218.609 2.072.423.835 23.205.226 101,13

(Nguồn: Bảng CĐKT của Công ty CP cơ khí chính xác Bách Khoa)

Nhìn vào Bảng trên ta thấy tổng tài sản năm 2007 tăng 23.205.226đ so với năm 2006 đạt 101,13% trong đó giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng và vẫn chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản. Điều này cho thấy trong năm 2007 Công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó tỷ trọng và giá trị tài sản lưu động của Công ty giảm vào thời điểm năm 2007. Tài sản lưu động giảm 288.979.683đ với tỷ lệ giảm còn là 68,5%

so với năm 2006. Chứng tỏ trong năm 2007 cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được tăng cường đầu tư cả về giá trị lẫn quy mô.

Như vậy vào năm 2007, cùng với sự tăng lên về giá trị và quy mô TSCĐ trong tổng số tài sản là hợp lý vì muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Mặt khác, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là chế tạo, sản xuất hàng cơ khí thì tài sản cố định phải chiếm một tỷ trọng lớn mới đảm bảm được hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.3 Phân tích vốn lưu động thường xuyên

Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta lập Bảng phân tích tình hình phân bố tài sản lưu động và tài sản cố định của Công ty CP cơ khí chính xác Bách Khoa trong 2 năm 2006, 2007.

Qua bảng phân tích ta thấy so với năm 2006 thì vào năm 2007 tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 288.979.683đ với tỷ lệ giảm còn là 68,5% so với năm 2006. Cụ thể là vốn bằng tiền giảm trong đó chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Tiền mặt giảm 127.887.119đ với tỷ lệ giảm còn là 22,9% và tiền gửi ngân hàng cũng giảm đáng kể 243.873.701đ với tỷ lệ giảm xuống còn là 3,68%. Do vào thời điểm năm 2007 Công ty chưa đã chuyển trả các khoản nợ của Công ty đối với khách hàng, điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty chưa được đảm bảo.

Trên thực tế, vốn bằng tiền là loại tài sản linh hoạt nhất, dễ dàng có để thỏa mãn mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh nên việc giảm đi của vốn bằng tiền thể hiện mất tính chủ động trong kinh doanh và không đảm bảo được khả năng thanh toán của Công ty. Tuy nhiên nếu vốn bằng tiền tăng quá cao hoặc chiếm tỷ trọng quá lớn không hẳn là tốt vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

- Khoản phải thu của khách hàng năm 2007 tăng 50.635.227đ so với năm 2006, nguyên nhân chính là do trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh thì Công ty đã để cho khách hàng nợ nhiều dẫn đến khoản phải thu của Công ty tăng lên.

- Hàng tồn kho của Công ty là loại tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Hàng tồn kho giảm chủ yếu là do sự giảm đi của chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trên thực tế, Công ty đã hoàn thành và nghiệm thu hợp đồng đang dở dang của năm 2006 như hợp đồng với Công ty Thuốc lá Thăng Long – Hà nội… Trong quá trình sản xuất Công ty luôn bỏ những mặt hàng đã có sẵn trong kho để chế tạo cho xong đơn đặt hàng của khách đảm bảo tiến độ làm việc của công nhân. Bên cạnh đó nguyên vật liệu và thành phẩm giảm xuống chứng tỏ Công ty luôn cố gắng tránh tình trạng tồn kho.

- Vào năm 2007 Công ty lại có thêm khoản tài sản ngắn hạn khác. Khoản này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản của Công ty.

Tổng kết các phân tích trên ta thấy: Đối với một doanh nghiệp vừa chế tạo sản xuất mặt hàng cơ khí, vừa chế tạo các phụ tùng chi tiết máy thì hàng tồn kho trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản là hợp lý, đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty được liên tục, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó thì khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là kết quả không tốt cho tình hình của Công ty nhưng điều này cũng khó tránh khỏi và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là chế tạo cho nên việc thanh toán thường diễn ra chậm.

Qua việc phân tích sự phân bố tài sản của Công ty CP cơ khí chính xác Bách Khoa cho ta thấy: Nhìn chung sự phân bố tài sản vào năm 2007 là khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải chỉ có kết cấu tài sản hợp lý mà

phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó dồi dào, hợp pháp và cũng có kết cấu thích hợp.

2.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính cơ bản của năm 2007

Để biết sâu hơn về tình hình tài chính về khả năng tự tài trợ về mặt tài chính và mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong khai thác các nguồn vốn ta phân tích 2 tỷ suất sau:

Bảng 2.4 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2007 so với năm 2006

Đơn vị tính: VNĐ

Nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Số tuyệt đối % I. Nợ phải trả 809.445.695 800.011.016 9.434.679 98,85 1. Nợ ngắn hạn - Thuế và các khoản nộp cho Nhà nước 9.445.695 11.016 9.434.679 98,85 - Phải trả ngắn hạn khác 800.000.000 800.000.000 2. Nợ dài hạn II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.239.772.915 1.272.412.819 32.639.904 102,63

1. Nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần cơ khí chính xác Bách Khoa (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w