Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm” docx (Trang 66 - 69)

III. Những kết luận rút ra từ việc đánh giá thực trạng của Công

2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế, có thể là do khách quan đưa lại nhưng cũng có thể là do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng may mặc của Công ty.

- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. Nhiều khi phải làm lại, ghi nhầm cỡ số, giao hàng cho khách hàng thiếu đã gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho Công ty về cả thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do chưa có kỹ năng chủ động tìm kiếm bạn hàng nên Công ty gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm nguyên vật liệu để sản xuất.

Do việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, nên Công ty thường rơi vào thế bị động và kéo theo sự bị động trong việc xuất khẩu các sản phẩm. Công tác kế hoạch chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho sản xuất có lúc chưa kịp thời, chưa đồng bộ có khi xảy ra tình trạng người chờ việc, việc chờ người hoặc đang sản xuất đơn hàng mã hàng này phải chuyển sang sản xuất đơn hàng mã hàng khác. Đôi khi trong những trường hợp như vậy Công ty phải trả giá cao hơn, chi phí cao hơn đã làm giảm hiệu quả kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và năng suất lao động trong Công ty.

- Vấn đề nguyên vật liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn di chuyển, giá cả cao, không ổn định vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát triển mà chủ yếu nhập nguyên liệu từ nước ngoài.

- Công nghệ máy móc thiết bị của Công ty tuy được chú trọng đầu tư, song còn tồn tại một phần là những công nghệ lạc hậu của các nước phát triển. Điều này đã hạn chế một phần việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Mặc dù Công ty đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản phẩm xuất khẩu của Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã.

- Chính sách tập trung vào thị trường trọng điểm là EU tuy có ưu điểm nhưng bên cạnh đó còn có những hạn chế nhất định như là gặp nhiều rủi ro trọng sự biến động của thị trường. Gần đây EU luôn có những chính sách mới như áp dụng hạn ngạch nhằm ngăn cản hàng của Việt Nam vào EU.

- Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do Công ty chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể. Chính sách phân phối chưa được chú trọng.

Sản phẩm mua đứt bán đoạn đòi hỏi chất lượng rất khắt khe. Các khách hàng mua thẳng của Công ty chưa thực sự hài lòng về một số mặt hàng của Công ty đặc biệt là các khách hàng Mỹ, Nhật Bản. Phía đối tác chưa thực sự tin tưởng vào các nguồn nguyên vật liệu Công ty mua về để sản xuất các sản phẩm may mặc cho họ. Hơn thế nữa phía đối tác thường thích quan hệ theo hình thức gia công. Vì như vậy có thể cung cấp các nguyên vật liệu rẻ và đồng bộ hơn và hàng được theo thiết kế của họ. Năng lực và thiết bị công nghệ chưa huy động hết công suất, nhiều thiết bị công nghệ còn kém đồng bộ giữa các khâu.

- Công tác nghiên cứu, thiết kế tạo mẫu thời trang chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.

- Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý mới. Số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng lao động của Công ty, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng công việc khi người phụ nữ thực hiện chức năng làm mẹ, mặt khác lao động nữ chỉ đảm đương được những công việc nhẹ mà không đảm đương được những công việc liên quan đến máy móc, kỹ thuật. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty.

- Để đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài phần vốn đã có Công ty còn phải vay thêm ngân hàng số vốn dùng

trong dài hạn nên số tiền phải dùng để trả lãi suất rất lớn. Do vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Qua phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh đã phản ánh khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty may Hồ Gươm trong thời gian gần đây. Đánh giá được những thành tựu và những khó nhăn tồn tại của hoạt động này. Để từ đó có thể xác định phương hướng sản xuất kinh doanh sao cho có thể phát huy được những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. Trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

chương III

một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty

may hồ gươm.

I . xu hướng phát triển của ngành dệt may việt nam nói chung và của công ty may hồ gươm nói riêng

Con người lớn lên ngày càng xã hội hoá. Các nền kinh tế phát triển ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin cũng như giao lưu văn hoá vừa cho phép vừa thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới, thể hiện bằng sự vận động nhanh chóng của toàn cầu hoá, và sự gia tăng, sự phụ thuộc lẫn nhau, bổ sung cho nhau các nền kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá là một xu hướng, vận động khách quan nhưng mỗi Quốc gia lựa chọn lộ trình hội nhập cùng nền kinh tế thế giới với bước đi và vị thế nào lại là một vấn đề luôn mang tính chủ quan và đòi hỏi chủ động. Chủ động hạn chế nhứng tác động tiêu cực và chủ động biến tiến trình tất yếu đó thành những tiền đề tạo lợi thế cho mình. Nhiều ngành sản xuất trong mỗi quốc gia đã tích cực vận dụng cái hay vốn là thành tựu của nhân loại trong xây dựng và hoạch định chính sách, đón bắt những cơ hội vượt lên giành được những thành quả to lớn trong phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm” docx (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)