Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 92 - 100)

 VCB nên tạo điều kiện, tăng thêm quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh, sở giao dịch… Điều này thể hiện ở việc hạn chế việc chỉ đạo quá chặt chẽ, tỉ mỉ và cứng nhắc đối với các chi nhánh về lãi suất huy động vốn, hình thức huy động cũng như việc linh hoạt hơn trong việc chỉ đạo sàn lãi suất cho vay, quy trình và điều kiện tín dụng được tinh giảm mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, Vietcombank nên ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành vốn, cơ chế lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm của ngân hàng nhằm nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, phát huy tối đa vai trò và vị thế của ngân hàng.  Tạo điều kiện cấp vốn, tăng vốn cho các chi nhánh để chi nhánh có

khả năng hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Hiên đại hóa công nghệ ngân hàng đang là mối quan tâm hàng đầu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những năm gần đây, do sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật hiện đại trên toàn thế giới nên Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu, ứng dụng nó vào ngành ngân hàng và đã đạt được

những kết quả khá tích cực. Vietcombank đã đầu tư, mua sắm, nâng cấp máy móc ký thuật hiện đại cũng như đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là tất yếu vì Vietcombank phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác cả trong và ngoài nước cùng với xu thế hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình, yêu cầu Vietcombank nên có giải pháp phù hợp nhằm từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa hệ thống của mình.

 Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu trong thời kỳ dài vì thực trạng công nghệ nước ta còn non kém và trình độ của cán bộ nhân viên chưa cao… Vì vậy, đòi hỏi Vietcombank cần nỗ lực cố gắng áp dụng công nghệ ngân hàng càng nhanh càng tốt.

 Vietcombank cần hỗ trợ các chi nhánh và sở giao dịch trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Hình thức hỗ trợ có thể là mở các lớp dào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, mời các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng để tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, học tập nhằm nâng cao hơn kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. Vietcombank cũng có thể hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ đi học ở các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu kinh tế, khoa học trong và ngoài nước, cung cấp đầy đủ các tư liệu, văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và các quy định khác có liên quan của Chính phủ, NHNN, VCB để cán bộ tín dụng tự tham khảo và nghiên cứu. Có như vậy, Vietcombank mới có được nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, nắm bắt và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng, để từ đó nâng cao năng lực tài chính của mình.

 Thêm vào đó cần hoàn thiện cơ cầu tổ chức của Vietcombank theo hướng mở rộng có trọng điểm các phòng tín dụng, phòng giao dịch và mạng lưới quỹ tiết kiệm nhằm tạo điều kiện cho VCB trong công tác huy động vốn cũng như sử dụng vốn… Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về việc mở rộng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng, Vietcombank cần khuyến khích các chi nhánh thực hiện hình thức cho vay vốn như: cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cho vay trả góp… Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể cho vay thế chấp bằng tài sản hay kết hợp với công ty cho thuê tài chính góp phần đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nếu được như vậy, Vietcombank sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng, nâng cao năng lực tài chính và giành chiến thắng trong cạnh tranh.

Tóm lại tất cả các việc làm trên thông qua các văn bản chỉ đạo cần tạo cho các chi nhánh tính độc lập hơn nữa, tăng cường phán quyết cho giám đốc chi nhánh, quyền quyết định cho các trưởng phòng và cán bộ chuyên trách hơn nữa, đi đôi với việc tăng trách nhiệm pháp lý. Có như vây, Vietcombank mới có điều kiện đề phát huy tối đa năng lực tài chính của mình, góp phần vào công cuộc xây dựng và nâng cao sức mạnh cũng như tạo lập một hình ảnh đẹp về ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương 3, khóa luận đã đưa ra dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Và cũng phần nào thấy được những mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng nói chung và VCB nói riêng. Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất một hệ thống 8 giải pháp nhu cầu năng lực tài chính của VCB trong điều kiện hội nhập.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại SGD Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam , em đã chọn được đề tài “Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập”. Từ khái quát những vấn đề cơ bản về phân tích năng lực tài chính của VCB, bên cạnh các thành tích đáng khích lệ thì VCB cũng có một số hạn chế nhất định do cả nguyên nhân khách quan bên ngoài VCB và nguyên nhân chủ quan trong nội bộ VCB. Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân đó, với những kiến thức của mình, theo ý chủ quan của mình, em đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính mà VCB có thể xem xét.

Trong chương 1, khóa luận đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM và năng lực tài chính của NHTM. Khóa luận còn nêu ra được những kinh nghiệm cho ngành ngân hàng trong vấn đề năng lực tài chính của các nước trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương 2 của khoá luận đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng năng lực tài chính của VCB hiện nay. Khái quát tình hình kinh tế trong nước và diễn biến trong ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay để có cái nhìn toàn diện về năng lực tài chính của VCB trong môi trường kinh tế vĩ mô. Từ đó khóa luận đã đưa ra nhận định về những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại của VCB hiện nay.

Ở chương 3, khóa luận đã đưa ra dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Và cũng phần nào thấy được những mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển của toàn ngành ngân hàng nói chung và VCB nói riêng. Trên cơ sở đó, khóa luận đề xuất một hệ thống 8 giải pháp nhu cầu năng lực tài chính của VCB trong điều kiện hội nhập.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào một chủ đề rộng lớn đang được các Cấp, các Ngành đặc biệt quan tâm. Khóa luận của em còn nhiều vấn đề cần phải phân tích sâu hơn và cụ thể hơn, nhưng do thời gian thực tập chưa được bao lâu, trình độ bản thân còn nhiều hạn chế bước đầu làm quen với tình hình thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Vì vậy em mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và những người quan tâm đến đề tài này để khóa luận hoàn thiện hơn, góp phần nhỏ bé làm cho VCB phát triển vững mạnh hơn

Phụ lục 2.1 - Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 do Quốc hội đề ra

Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện năm 2008

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước % 7,0 6,23

Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu % 20 – 22 29,5

Vốn đầu tư thực hiện so với GDP % 42 43,1

Tổng thu cấn đối ngân sách Nhà nước Nghìn tỷ đồng

323 400

Tổng chi ngân sách Nhà nước Nghìn tỷ

đồng

398,98 474,3

Bộ chi ngân sach NN so với GDP % 5,0 4,4

Chỉ số giá tiêu dùng T12/2008 so với T12/2007

% 19,89

Số địa phương đạt chuẩn chương trình phổ cập giáo dục THCS

Tỉnh 46 47

Tốc độ tăng tuyển mới THCN % 16,5 18,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng tuyển mới CĐ nghề và TC nghề % 18,5 43

Mức giảm tỷ lệ sinh %o 0,3 0,2

Tỷ lệ hộ nghèo % 11 – 12 13,5

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % < 22 20,6

Tỷ lệ che phủ rừng % 40 39

Cung cấp nước hợp vệ sinh cho nông thôn % 75 75

Cung cấp nước sạch cho đô thị % 85 75

Phụ lục 2.3 – Bảng cân đối kế toán của Vietcombank từ năm 2005 – 2008. Đơn vị: Triệu đồng.

STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008A TÀI SẢN

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 92 - 100)