Khả năng và yêu cầu về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 26 - 28)

thương mại.

• Do lợi nhuận thu được từ cho vay tiêu dùng mang lại.

Từ đặc điểm cho vay tiêu dùng chúng ta thấy, số lượng khách hàng rất lớn, mặt khác lại chịu mức lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay. Vì vậy lợi nhuận mang lại cho các Ngân hàng không phải nhỏ, đây chính là một trong những nguyên nhân mà các Ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa cho vay tiêu dùng.

Hiện nay, các NH đua nhau cho vay tiêu dùng vì cho vay sản xuất kinh doanh đang rất khó khăn, hoạt động tín dụng hướng vào DN bị hòa vốn hoặc lỗ do DN giảm sút khả năng trả nợ, vướng lãi suất trần, thị phần hẹp. Các dịch vụ khác cũng bị hạn chế vì suy giảm tín dụng DN.

Cho vay tiêu dùng còn dư địa, món vay nhỏ nhưng khả năng thanh toán của khách hàng cá nhân khá đảm bảo. NH cần nguồn thu LS thoả thuận để bù lỗ và tìm kiếm lợi nhuận. Về yếu tố kỹ thuật: Cho vay tiêu dùng dễ thực hiện, không phải làm phương án trả nợ kỹ càng, ít bị thanh tra NHNN kiểm tra kỹ, không cần thiết kiểm tra sau khi cho vay, hiệu quả marketing lớn...

biến động thì việc mở cửa cho vay tiêu dùng là một hướng phải tính đến nêu ngân hàng muốn đảm bảo kế hoạch kinh doanh năm 2009 và tính chuyện phát triển bán lẻ dài hạn. Chính vì thế, dù cho vay tiêu dùng, nhất là theo tín chấp có nhiều rủi ro nhưng các ngân hàng vẫn dấn bước và về dài hạn đây vẫn là thị trường tiềm năng.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng Ngân hàng Nhà nước nhận định, khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30%-35%/tổng dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM hàng đầu châu Á. Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại tín dụng tiêu dùng (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ

• Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng và các công ty tài chính nên cần phải mở rộng thị phần để phát triển.

Trước đây vai trò của Ngân hàng là rất lớn, nhưng ngày nay với sự ra đời của hàng loạt các Ngân hàng thương mại, và các công ty tài chính, họ cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng làm giảm thị phần cho vay của các Ngân hàng vì vậy các Ngân hàng cần phải mở rộng cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập cho mình. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, các Ngân hàng muốn tồn tại được thì cần phải có chính sách mở rộng hơn nữa thị trường hoạt động, tìm kiếm thêm khách hàng. Như vậy điều tất yếu các Ngân hàng sẽ phải chú trọng vào cho vay tiêu dùng.

• Do rủi ro của các hoạt động cho vay tiêu dùng đã được hạn chế.

Ở thời gian đầu, các Ngân hàng thương mại đều ngại cho vay tiêu dùng bởi vì số vốn vay nhỏ trong mỗi lần vay, số vốn này cũng không được dùng cho sản xuất kinh doanh nên mức độ rủi ro tiềm tàng rất lớn. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thì cho vay tiêu dùng đã dần phổ biến đối với tất cả các Ngân hàng. Các Ngân hàng đều nhận thấy “không nên bỏ trứng vào một giỏ”, cần phải chia nhỏ rủi ro.

Cũng từ đặc điểm về cho vay tiêu dùng đã nói, đây là một khoản vay mà chứa đựng nhiều rủi ro. Có thể nói cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay có mức độ rủi ro cao nhất trong các hình thức của Ngân hàng, vì vậy các Ngân hàng còn ngần ngại

trong khi nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng lại tăng cao. Nhưng ngày nay do sự tăng lên về mức sống, cùng với sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin đã làm cho việc quản lý các khoản cho vay từ khâu thẩm định sơ bộ hồ sơ vay vốn nên hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra đối với các Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w