Môi trường Trách nhiệm xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU (Trang 28 - 32)

Tại nhiều quốc gia Châu Âu, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyện và mang tính pháp lý được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sảnn xuất. Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng cho bao bì của sản phẩm. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ những quy định về môi trường để được xuất khẩu và E.U, do đó các nhà nhập khẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu.

Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói. Người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm mang tính môi trường. Do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng E.U là điều quan trọng trong thành công tại thị trường E.U

Chính sách môi trường của EU

Chính sách môi trường của E.U dựa trên cơ sở các hiệp định toàn cầu, đặc biệt trong Lịch trình 21 của Hiệp định Rio de Janeiro . Trong Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ chức năm 1992 tại Brazin đã hình thành nền tảng đầu tiên cho sự phát triển bền vững trên toàn thế giới, áp dụng răng trưởng kinh tế cân bằng có quan tâm đến môi trường. E.U và các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện hành động theo nội dung Hiệp định Rio.

Nội dung chính trong "Chương trình hành động thứ 5 về môi trường" liên quan nhiều hơn những nguyên nhân nguồn gốc hơn là những vấn đề xảy ra. Danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi chính sách môi trường của E.U và ảnh hưởng bởi sự quan tâm của khách hàng rất dài như các sản phẩm thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến, hoá chất y tế, sản phẩm da, các sản phẩm gỗ, dệt, may, điện tử các sản phẩm khoáng. Các vấn đề nhạy cảm

là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kim loại nặng, sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm, sử dụng hoá chất, gỗ rừng nhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước vá không khí và việc sử dụng cạn kiệt các tài nguyên không thể tái tạo. Ngoài ra còn những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp ngay đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là:

 Các biện pháp được thực hiện nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và tái sử dụng, tái chế các vật liệu bao bì;

 Tăng cường thực hiện quản lý môi trường và các hệ thống đánh giá và sử dụng các dấu hiện xác nhận tiêu chuẩn;

Tăng cường tầm quan trọng của các dấu hiệu xác nhận tiêu chuẩn cho nhiều loại sản phẩm theo thái độ của người tiêu dùng Châu Âu.

Chính sách môi trường của E.U

(Thể hiện ở 2 cấp độ là: Cấp độ sản phẩm và cấp độ công ty)

Quản lý chất thải bao bì đóng gói

Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì:

 Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói.

 Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế, và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ.

 Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác có quan tâm đến sự hiện diện của các chất tro, bức xạ khi bao bì hoặc các phần dư được thiêu hủy hoặc chôn.

Việc thực hiện Chỉ thị đã được nhiều quốc gia thành viên đưa vào luật tuy nhiên các quy định ở mỗi quốc gia khác nhau.

Thông dụng nhất là hệ thống “Green Dot” do Chính phủ Đức áp dụng. Biểu tượng Green Dot thể hiện cho người mua biết rằng bao bì có thể được tái sử dụng hoặc tái chế và cũng cho biết việc loại bỏ và tái chế bao bì vận chuyển sẽ do các bên liên quan chịu chi phí.

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường cho phép các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu cơ hội nhằm giới thiệu cho các đối tác bên ngoài rằng việc sản xuất được thực hiện theo phương pháp trung thành với môi trường. Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001.

Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trườngISO14001

 Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có 1 sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu;

 Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải và trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường;

 Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ không phải là như thế nào;

 Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống;  Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường;  Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn

bản;

 Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra;

 Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài;  Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ;

Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp.

Nhãn hiệu sinh thái (Ecolabelling)

Nhãn hiện sinh thái của quốc gia và E.U dựa trên cơ sở đánh giá trên toàn chu kỳ sống của sản phẩm và áp dụng cho nhiều loại sản phẩm. Trong khi những nhãn hiệu cho từng sản phẩm có thể có những giới hạn và chỉ được áp dụng cho 1 sản phẩm, 1 nhóm sản phẩm hoặc 1 tiến trình sản xuất riêng biệt.

Nhãn hiệu sinh thái quốc gia: Hệ thống nhãn hiệu sinh thái quốc gia nhằm cung cấp cho các khách hàng một lựa chọn khi mua các sản phẩm được thiết kế, sản xuất, đóng gói và có thể được loại bỏ cuối chu trình đời sống của sản phẩm mang tính chất môi trường. Việc sử dụng những nhãn hiệu như vậy khuyếnh khích những ngành sản xuất và chế biến sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên có thể duy trì. Nhãn hiệu sinh thái quốc gia áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và dự trên Việc đánh giá chu trình sống. Đánh giá ảnh hưởng môi trường thông qua toàn bộ chu trình sống của sản phẩm.

Những nhãn hiệu sinh thái quốc gia được thấy ở các quốc gia Tây bắc E.U như

• Nhãn Mileukeur tại Hà lan. • Nhãn Blue Angel tại Đức.

• Nhãn Swan tại các quốc gia Scandinavia. • Nhãn Swan tại các quốc gia Scandinavia

• Nhãn sinh thái E.U (E.U ecolabel): Áp dụng cho 14 nhóm sản phẩm. Nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu áp dụng một dấu xác nhận môi trường của E.U trên cơ sở tự nguyện.Để có được dấu xác nhận môi trường của E.U, các doanh nghiệp phải trả 1 khoản phí và phụ thuộc vào doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh thu của công ty sản xuất. Khoản phí này không giống nhau giữa các quốc gia.

Các nhãn sản phẩm riêng biệt

• Nhãn hiệu cho các sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ: KRAV tại Thụy Sĩ, EKO tại Hà Lan

• Nhãn hiệu cho duy trì rừng – cho các sản phẩm gỗ: FSC và ISO 14000.

• Nhãn hiệu cho duy trì hải sản: MSC (Marine Stewardship Cuncil). Nhãn hiệu cho các sản phẩm may mặc : Oko-Tex đặc biệt tại Đức.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w