trong thời gian qua
Trong những năm vừa qua với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, cùng với việc đổi mới chính sách đối ngoại đã đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…Thực hiện chính sách kinh tế mở là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới.
Hoạt động thanh toán của Việt Nam thời gian qua có những đặc điểm sau:
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam gia tăng nhanh chóng
+ Khai thác được các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài
+ Đổi mới hệ thống ngân hàng, chuyển từ ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp
+ Thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam gia tăng nhanh chóng
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua tăng nhanh là điều kiện thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển. Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý sau:
+ Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh hơn mười năm qua.
+ Thứ hai, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh,…
Khai thác được các nguồn vốn tài trợ của nước ngoài
Mặc dù xu hướng đầu tư toàn cầu trong những năm qua không có biến động lớn với việc Trung Quốc là nước thu hút phần lớn các nguồn vôn đầu tư
nước ngoài vào khu vực, các nước Đông Nam Á cũng là địa điểm để các nhà đầu tư nước ngoài chọn để đa dạng hoá tài sản vốn. Việt Nam đã duy được môi trường chính trị ổn định và xây dựng được hành lang pháp lý thu hút đầu tư nước ngoài gồm ưu đãi về thuế, chi phí dịch vụ…cùng với việc cho mở rộng lĩnh vực được phép đầu tư và nâng số phần trăm vốn được đóng góp trong liên doanh đã giúp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chủ động và làm ăn có lãi hơn. Thu hút đầu tư nước ngoài không phải chỉ tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh mà qua đó còn phải tạo ra lực đẩy nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, gắn hiệu quả kinh doanh với lợi ích xã hội.
Đổi mới hệ thống ngân hàng, chuyển từ ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp
Ngân hàng có vai tro cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, đổi mới nền kinh tế - xã hội tất yếu phải đổi mới hệ thống ngân hàng
Hoạt động ngân hàng thời kỳ kế hoạch hoá là tập trung vào nhiệm vụ huy động các nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và giải phóng đất nước bằng cơ chế kế hoạch hoá có tính pháp lý, nghĩa là không tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, là hệ thông ngân hàng một cấp. Lãi suất, tỷ giá do nhà nước ấn định bằng biện pháp hành chính, nguồn tín dụng được phân bổ theo kế hoạch và kinh doanh của ngân hàng không lấy lời lỗ làm chuẩn mực để đánh giá hoạt động. Đúng nghĩa mà nói, hoạt động trên chưa hoàn toàn là hoạt động ngân hàng. Khi chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường thì cơ chế đó không thể tiếp tục tồn tại trước các đòi hỏi của giai đoạn mới. Hệ thống ngân hàng được thay đổi theo mô hình phù hợp, từ mô hình ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước, chức năng ngân hàng Trung ương với chức năng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Bằng việc đó, hệ thống
ngân hàng đã góp phần một cách đắc lực vào sự nghiệp đổi mới nền kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH phát triển.
Thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước
Xét về mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế dài hạn và chế độ tỷ giá, ta thấy bất kỳ nền kinh tế nào cũng tập trung vào bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản là sản lượng, ổn định giá cả, việc làm và cân bằng ngoại thương. Tuy nhiên, lạm phát và ngoại thương chỉ là yếu tố ngoại sinh dù có tác động qua lại lẫn nhau. Điều quan trọng để đạt các mục tiêu trên không chỉ quyết định bởi chế độ tỷ giá hối đoái, mà do sự phối hợp hợp lý giữa các chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện rõ trong đường lối kinh tế của Việt Nam: Thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế này sẽ thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG II