Những ưu điểm và nhược điểm công tác TTSP ở công ty:

Một phần của tài liệu Đề tài: “Tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.” ppt (Trang 51 - 54)

nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

IV. Những ưu điểm và nhược điểm công tác TTSP ở công ty: ty:

1.Ưu điểm:

Sự thể hiện của các bảng phân tích trên ta thấy công ty TBĐĐ qua các năm hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bảo tồn được nguồn vốn và phát triển một cách mạnh mẽ. Hàng năm các khoản nộp ngân sách được bảo đảm, thu

nhập người lao động không ngừng được cải thiện. Những kết quả đạt được như vậy ta phải khẳng định tầm quan trọng của công tác tìm kiém thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Khi chuyển đổi sang cơ chế hoạch toán kinh doanh công ty đã chọn lựa cho mình một hướng đi thích hợp trong sản xuất các mặt hàng mà trước đó tổng giá trị sản lượng chỉ chiém đến 30% thì nay được sản xuất nhiều hơn. Chất lượng và giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định sự thắng thế cạnh tranh trên thương trường. Công ty đã ký hợp đồng hợp tác chuyển giao công nghệ với hãng LADIS&GYR của Thuỵ Sĩ theo phương thức mua công nghệ, chứ không liên doanh với hãng này. Hãng này là một trong các hãng của Thuỵ Sĩ có kỹ thuật và công nghệ chế tạo các loại đồng hồ rất nổi tiếng. Những sản phẩm sản xuất và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài công ty đã bán sản phẩm cho hãng LADIS&GYR. Hình thức này có thuận lợi là công ty sản xuất các sản phẩm của mình bán ra thị trường thế giới trong thời gian đầu chưa được bạn hàng tin cậy.

Những lỗ lực phấn đấu của công ty để đạt chứng chỉ ISO9001 nó có tác dụng rất lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty không những thị trường trong nước mà còn thị trường quốc tế. Chính sách định giá của công ty thực hiện một cách mềm dẻo tuỳ theo từng thời điểm nhất định mà có các mức giá khác nhau cho phù hợp. Đặc biệt là các khách hàng ký theo hợp đồng thì giá có những ưu đãi thoả đáng.

2. Nhược điểm:

Mặc dù quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn hoạt động bình thường, lợi nhuận vẫn đạt ở mức cao. Nhưng ta không thể phủ nhận được một số vấn đề cần phải giải quyết.

Chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty trong thời gian vừa qua thực hiện chưa mạnh mẽ, chưa đạt được hiệu quả cao. Sản phẩm trong kinh doanh có chu kỳ sống của nó, ở thời điểm tăng trưởng thì lợi nhuận là cao sang đến chu kỳ bão hoà thì lợi nhuận thu được sẽ thấp. Khi đó chính sách quảng cáo kích thích người tiêu dùng thực sự là cần thiết. Công ty mới chỉ thực hiện quảng cáo trên lịch, tờ rơi chưa quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, Ra ddio.

Trong thời gian tới khi mà công ty hết hạn hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hãng LADIS&GYR . Các sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới là hoàn toàn do công ty đảm nhiệm từ khâu tìm kiếm thị trường đến khâu xuất khẩu đây là một vấn đề hết sức khó khăn.

Chương III. một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu TTSP ở công ty thiết bị đo điện.

I.Mục tiêu, phương hướng phát triể của công ty thời gian tới.

Năm 2000 có thể nói là năm đánh dấu bước ngoặt cho công ty. Đây là năm công ty hết thời hạn hợp đồng xuất khẩu sản phẩm với hãng LANDIS & GYR . Công ty sẽ phải tự mình đững vững bằng chính đôi chân của mình trên thị trường quốc tế. Thị trường trong nước tuy hiện nay ổn định nhưng bắt đầu xuất hiện một số đối thủ lớn đầu tư vào Việt nam để sản xuất những sản phẩm cùng loại với công ty. Yêu cầu của ngành về năng lực và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, nguồn vật tư nhập khẩu bị ảnh hưởng do sự lên giá của một số các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Hơn nữa chính sách của Nhà nước đối với các doanh nghiệp thương hay thay đổi, sự nhất quán trong quy định chưa cao, công ty còn chịu sự chi phối của cơ quan cấp trên thông qua kế hoạch được giao. Tuy nhiên, nhờ phát huy nội lực dựa trên những thuận lợi đã có, công ty đã xây dựng cho mình những kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn ( thường 1 năm) nhưng hiệu quả, linh hoạt, dễ điều chỉnh để phù hợp với những biến động của thị trường và những chiến lược dài hạn nhằm xác định đúng hướng đi hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh:

Tập thể ban lãnh đạo công ty quyết tâm thực hiện tốt một số mục tiêu sản xuất kinh doanh như sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào chế tạo sản phẩm , cải tiến thiết kế thay đổi mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm , phù hợp yêu cầu và thị hiếu khách hàng.

- Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm : đây là một trong những nhân tố cạnh tranh của công ty và không ngừng tăng được lợi nhuận công ty .

- Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, nâng cao năng lực sử dụng thiết bị hiện có.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị thông qua các hình thức quảng cáo như gửi Cataloge, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng quan hệ với các công ty dọc, nâng cao trình độ bán hàng theo phương thức đấu thầu cạnh tranh, dành ưu thế tuyệt đối thị phần trong nước về các sản phẩm đo điện.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường nước ngoài.

2. Những chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000: 2000:

Biểu : Những chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2000.

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Giá trị

I. Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 125.000

1. Công tơ 1 pha, 3 pha Cái 1.060.000

2. Biến dòng hạ thế - 50.000

3. Đồng hồ V- A - 9.000

4. Biến dòng, biến áp - 3.000

II. Doanh thu Triệu đồng 140.000

III. Kim ngạch XNK USD (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Xuất khẩu - 200.000

2. Nhập khẩu - 200.000

IV. Sản phẩm xuất khẩu Cái

Công tơ - 2.000

V. Đầu tư XDCB Triệu đồng 6.450

1. Xây lắp - 2.500

2. Thiết bị - 3.950

VI. Các khoản nộp NS - 6.697

VII. Lợi nhuận - 11.600

Một phần của tài liệu Đề tài: “Tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.” ppt (Trang 51 - 54)