Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ (Trang 28 - 32)

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh

2006/2005 2007/2006Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 282.939 71,26 283.593 64,07 284.372 59,69 654 0,23 779 0,27 TTCN 7.132 1,8 11.355 2,57 16.886 3,54 4.223 59,21 5.531 48,71 TM – DV 30.937 7,79 56.131 12,68 121.163 25,43 25.194 81,65 65.032 115,86 Cơ sở hạ tầng 39.334 9,91 42.250 9,54 50.231 10,54 2.916 7,41 7.981 18,89 Khác 36.707 9,24 49.332 11,14 3.730 0,78 12.625 34,39 -45.602 -92,4 Tổng 397.049 100 442.661 100 476.382 100 45.612 11,49 33.721 7,6

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ) * Ngành nông nghiệp:

Huyện Long Hồ có diện tích nông nghiệp chiếm 75% và có hơn 70% hộ dân sống bằng nghề nông. Do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và Ngân hàng cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào ngành nông nghiệp như cho vay trồng trọt, chăm sóc vườn, chăn nuôi.. Từ đó làm cho cho doanh số cho vay vào đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 59%) trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 282.939 triệu đồng chiếm tỷ trọng 71,26%. Năm 2006 doanh số cho vay tăng lên 283.593 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64,07%, tăng 654 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 0,23%. Sang năm 2007 doanh số cho vay của ngành đạt 284.372 triệu đồng chiếm tỷ trọng 59,69% tăng 779 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 0,27%. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nguyên nhân là do:

- Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã để giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp xúc với các điều kiện vay vốn.

- Diện tích đất nông nghiệp chưa được vay ngày càng nhiều nên ngày càng có nhiều nông dân đến giao dịch.

- Đa số nông dân sản xuất chủ yếu là cây lúa ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều phải dựa vào khoản thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn sản xuất nên phải nhờ vào vốn Ngân hàng.

Tuy nhiên, về kết cấu tỷ trọng của ngành nông nghiệp qua 3 năm có phần giảm sút. Điều này chứng tỏ những năm gần đây Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì cho vay ngành nông nghiệp và tập trung nhiều vào cho vay phục vụ các ngành như

tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

0 100.000 200.000 300.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Nông nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ Cơ sở hạ tầng Khác

Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ * Ngành tiểu thủ công nghiệp:

Đây là lĩnh vực rất phát triển của huyện, do có nhiều ngành nghề truyền thống nhất là làm gốm. Qua 3 năm doanh số cho vay đối tượng này tăng liên tục, năm 2005 là 7.132 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,8%. Năm 2006 doanh số đạt 11.355 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,57% tăng 4.223 triệu đồng tỷ lệ tăng là 59,21%. Đến năm 2007, doanh số cho vay đạt 16.886 triệu đồng làm cho tỷ trọng tăng theo đạt 3,54% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, tăng 5.531 triệu đồng tỷ lệ tăng 48,71% so với năm 2006.

Nguyên nhân của sự tăng này do kinh tế ngày càng phát triển, sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản xuất công nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành nghề truyền thống dần dần được khôi phục, người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất. Song song đó được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng các cơ sở đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

* Ngành thương mại dịch vụ:

Năm 2005 doanh số cho vay đạt 30.937 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,79%. Sang năm 2006 doanh số cho vay là 56.131 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,68% tăng 25.194 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 81,44%. Doanh số cho vay tăng như vậy là do huyện đầu tư tiếp tục phát triển chợ, nâng cấp sửa chữa đưa vào sử

dụng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Sang năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng với tốc độ rất cao là 115,86% so với năm 2006, tương ứng tăng với số tiền 65.032 triệu đồng làm cho doanh số cho vay đạt 121.163 triệu đồng với tỷ trọng khá cao là 25,43%.

Do ảnh hưởng từ đầu tư Thị xã Vĩnh Long để trở thành Thành phố loại 3 mà làm cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở Thị trấn Long Hồ, vùng ven thị xã đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng,… mọc lên, dẫn đến hoạt động thương mại dịch vụ phát triển cao. Vì vậy, Ngân hàng mở rộng đầu tư lĩnh vực này ngày càng cao. Ngoài ra, doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ tăng còn do Ngân hàng đã có đầu tư cho các hộ sản xuất nhà vườn mở rộng ra du lịch vườn, du lịch sinh thái… thu hút nhiều khách du lịch có thu nhập cao.

* Cơ sở hạ tầng khác

Ngân hàng đã đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà, làm đường dây điện nhằm đổi mới bộ mặt nông thôn. Cùng với việc phát triển mô hình văn hóa mới, cho vay sửa chữa nhà, làm đường dây điện góp phần xây dụng cơ sở hạ tầng cho công cuộc đổi mới để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước xóa dần các nhà đơn sơ, tạm bợ, thực hiện phong trào điện khí hóa nông thôn.

Năm 2005 doanh số cho vay cơ sở hạ tầng đạt 39.334 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,91% sang năm 2006 doanh số cho vay là 42.250 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,54%, tăng 2.916 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng 7,41% đến năm 2007 doanh số tiếp tục tăng đạt 50.231 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,54% tiếp tục tăng 7.981 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng là 18,89%. Số liệu này tăng qua các năm chứng tỏ cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng huyện ngày càng đầu tư nhiều hơn.

* Khác:

Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên Ngân hàng còn cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, cho vay cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như mua sắm thiết bị, đồ dùng gia đình, cho vay xuất khẩu lao động,… Doanh số cho vay cụ thể như sau: năm 2005 doanh số cho vay đạt 36.707 triệu đồng, năm 2006 là 49.332 triệu đồng, năm 2007 là 3.730 triệu đồng. Tăng 12.625

triệu đồng vào năm 2006 và giảm 45.602 triệu đồng vào năm 2007. Sự biến động này nguyên nhân có thể là do tình hình không ổn định của nền kinh tế nên người dân hạn chế những nhu cầu riêng của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Hồ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w