Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang (Trang 44 - 45)

III. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

3. Giải pháp về vốn

Muốn đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thì yêu cầu phải đầu tư cho sản xuất kể cả cơ sở hạ tầng. Do bởi sản xuât nông nghiệp cần đầu tư vốn nhiều để thực hiện thâm canh tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, thực hiện cơ giới hoá, điện khí hoá và thuỷ lợi hoá….Mặt khác chu kỳ sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, thời gian quay vòng vốn chậm. Vì vậy nhu cầu về vốn không chỉ đặt ra đối với huyện Quản Bạ mà còn trong cả nước, việc nâng cao khả năng khai thác các nguồn vốn vào mục đích đầu tư, cải tiến cơ cấu kinh tế luôn là vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với nông nghiệp mà cả một ngành trong nền kinh tế quốc dân. Để đảm bảo nhu cầu về vốn phục vụ phát triển nông nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực sau :

- Huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Đây là nguồn vốn lớn còn đọng lại chưa được khai thác triệt để, đó chính là điểm yếu trong vấn đề huy động nội lực của huyện. Nếu có chính sách hợp lý thì sẽ huy động được nhiều hơn để đầu tư cho nông nghiệp bởi vì đứng trên góc độ lợi ích chung thì ngân hàng Nhà nước nói chung và Ngân hàng Quản Bạ nói riêng có thể bù lỗ cho chênh lệch về lãi suất giữa tỷ lệ huy động với tỷ lệ lãi suất cho vay song nó có tác động tích cực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Việc huy động đã khó nhưng vấn đề vay vốn cũng là vấn đề nan giải vì chúng ta thiếu đồng bộ trong hệ thống chỉ đạo và các quy chế, hình thức cho vay nên hệ thống ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng tín dụng nông thôn, cho các hộ dân vay nhất là đối với người nghèo sợ thiếu an toàn và sợ mất vốn. Do vậy cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn và thị trường tín dụng ở nông thôn.

- Củng cố phát triển thị trường vốn ngắn hạn truyền thống ở nông thôn đã được nhân dân chấp nhận, mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng tới các cụm xã, liên xã gắn liền với các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh hình thức huy động và tiết kiệm gắn liền với cơ chế tái đầu tư cho nhân dân, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, thuận tiện nhất đến từng người dân, nhằm xây dựng mối quan hệ mới giữa Ngân hàng các tổ chức tín dụng với các hộ gia đình trong khu vực nông nghiệp .

- Phát huy tốt vai trò của các quỹ tín dụng nhân dân, của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ….của các hiệp hội: Nông dân, cựu chiến binh, hội làm vườn, trong hỗ trợ sản xuất tạo công ăn việc làm, mặt khác phải phối hợp chặt chẽ giữa

các ngành, các cấp các hiệp hội….tạo mọi điều kiện và môi trường pháp lý để tận dụng và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay.

- Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách chi cho mục tiêu phát triển kinh tế sẽ là đòn bẩy thay đổi nhanh chóng cục diện cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo nên sức bật mới về kinh tế nguồn vốn.

- Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp.

Tuy vậy giải pháp về vốn là vấn đề không chỉ đối với riêng huyện quan ba tỉnh Hà Giang mà là đối với cả nước vẫn còn là một bài toán đi tìm cách giải quyết. Song chúng ta phải từng bước giải quyết một cách hài hoà, không nóng vội, nếu không sẽ gây hậu quả cả về kinh tế, chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w