MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè (Trang 61 - 65)

XUẤT VÀ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

Bảng 14. CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI NHNo CÁI BÈ NĂM 2005-2007

ĐVT: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU Đvt 2005 2006 2007

1 Tổng DSCV triệu đồng 507.696 589.772 816.829

2 Tổng DN triệu đồng 454.697 542.473 717.719

3 Tổng VHĐ triệu đồng 194.051 204.180 277.048

4 DSCV hộ nông dân triệu đồng 423.780 452.141 564.180

5 DSTN hộ nông dân triệu đồng 359.717 412.154 520.762

6 DN hộ nông dân triệu đồng 401.295 441.282 484.700

7 NQH hộ nông dân triệu đồng 2.252 1.720 1.924

8 DN/VHD lần 2,34 2,66 2,59

9 DSCVHND/ tổng DSCV % 83 77 69

10 NQHHND/DNHND % 0,56 0,39 0,40

11 Vòng quay vốn tín dụng vòng 0,97 0,98 1,12 (Nguồn: Báo cáo nội tệ năm 2005-2007, Phòng tín dụng, NHNo Cái Bè)

* Chú giải:

DSCV: Doanh số cho vay DN: Dư nợ

DSTN: Doanh số thu nợ

NQH: Nợ quá hạn HND: Hộ nông dân

* Dư nợ trên vốn huy động

Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá lớn thì cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng còn thấp, còn quá nhỏ thì sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Năm 2005 dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động là 2,34, nghĩa là cứ

2,34 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 bình quân cứ

2,65 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2007 cứ 2,59

đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào.

Nguyên nhân làm cho chỉ tiêu này giảm dần là do nguồn vốn huy động tăng cao hơn mức tăng dư nợ của Ngân hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần có kế

hoạch sử dụng vốn tốt hơn nhằm làm tăng mức dư nợ hàng năm. Đồng thời Ngân hàng cũng cần tìm mọi biện pháp làm tăng vốn huy động vì đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp so với vốn điều hòa từ Trung Ương, nhằm tạo ra sự cân đối trong huy động và cho vay vốn.

* Doanh số cho vay hộ nông dân/tổng doanh số cho vay

Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy hộ nông dân là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay. Nhìn chung doanh số cho vay hộ nông dân có xu hướng giảm dần tỷ trọng. Năm 2005 doanh số cho vay hộ nông dân chiếm đến 83% trong tổng doanh số

cho vay. Sang năm 2006 và năm 2007 doanh số cho vay hộ nông dân tiếp tục từ

76% xuống 69%. Doanh số cho vay hộ nông dân giảm không phải hoàn toàn là

điều xấu. Ngân hàng Nông nghiệp Cái Bè luôn chú trọng hiệu quả tín dụng: + Thứ nhất, Chi nhánh chỉ cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả khả năng thu hồi nợ vay phải cao, công tác thẩm định cho vay vô cùng cẩn thận, Chi nhánh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu nhưng cũng rất e ngại rủi ro, phải hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

+ Thứ hai, kinh tếđịa phương dần chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công, thương nghiệp, nên nhu cầu vay vốn của những ngành khác cũng tăng đáng kể và tốc độ tăng này là lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trong doanh số cho vay của ngành nông nghiệp.

* Nợ quá hạn hộ nông dân/dư nợ hộ nông dân

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, phản ánh rủi ro trong cho vay đối với hộ nông dân. Nhìn chung ngân hàng đã rất cố gắng duy trì tỷ lệ này dưới 5%, đạt dưới mức Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. Năm 2005 tỷ lệ này là 0,56%, con số này là tương đối thấp chứng tỏ mức độ nợ quá hạn của hộ nông dân gây ra cho Ngân hàng là không đáng kể. Năm 2006 tỷ lệ

này là 0,39% đã giảm nhiều so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này có tăng lên chút đỉnh nhưng tăng chỉ có 0,01% là có thể chấp nhận được. Đạt được kết quả như trên là do sự quyết tâm nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Tỷ lệ trên khẳng định tín dụng của Ngân hàng là tương đối tốt và mức độ rủi ro là thấp. Chi nhánh đã thường xuyên đôn đốc và áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ, đặc biệt là nợ quá hạn. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ tín dụng trong ngân hàng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các lớp tập huấn, học chuyên đề, tuân thủ đúng qui trình xét duyệt cho vay nên làm cho tỷ lệ này giảm đáng kể. Mặt khác, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm nên mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dần được cải thiện. Nhưng không vì vậy mà khinh suất Ngân hàng phải luôn lấy chất lượng tín dụng làm đầu.

* Vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân

Vòng quay vốn tín dụng cho ta thấy được tốc độ luôn chuyển vốn tín dụng tại Ngân hàng. Nếu vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân càng cao thì hiệu quả đầu tư tín dụng hộ nông dân càng tốt. Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân chưa cao lắm nhưng có xu hướng tăng dần. Năm 2005 chỉ tiêu này là 0,97% vòng sang năm 2006 chỉ tiêu này có tăng 0,01 tức đạt 0,98 vòng nhưng sang năm 2007 thì chỉ tiêu này lại đạt đến con số là 1,12 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn tín dụng hộ nông dân còn thấp nhưng điều này chưa hẳn là không tốt, một phần cũng là do việc đầu tư tín dụng trung-dài hạn nên thời gian thu hồi nợ chậm, dẫn đến vòng quay vốn tín dụng thấp. Bên cạnh

đó trong thời gian gần đây Chi nhánh cũng đã có những biện pháp tích cực tăng cường trong công tác thu hồi nợ làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng dần trong thời gian qua. Vòng quay vốn tín dụng nói chung là một chỉ tiêu rất quan trọng. Nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với tầm quan trọng đó Ngân hàng cần quán triệt và tăng cường các

biện pháp thu hồi nợ hơn nữa, nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả

năng sinh lời từđồng vốn đầu tư sẽ tăng nhanh và cao hơn trong thời gian tới đây tạo điều kiện để tăng thu nhập cho Ngân hàng.

* Đánh giá chung về hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Cái Bè trong giai đoạn 2005-2007:

+ Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng qua các năm do Ngân hàng đã có những chính sách cho vay đúng đắn, đầu tư tín dụng vào hộ sản xuất, và cũng do nhu cầu vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp của người dân ngày càng cao.

+ Doanh số thu nợ hộ sản xuất cũng ngày càng tăng là do Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi, xử lý nợ, thu hồi vốn tín dụng đã được đầu tư. + Dư nợ: dư nợ tăng và năm sau cao hơn năm trước do nhu cầu vốn đầu tư

vào sản xuất của hộ tăng cao, vốn cải tạo vườn, chăm sóc cây lâu năm,… Ngân hàng cần xem xét việc tăng dư nợ phải đi đôi với tăng trưởng nguồn vốn.

+ Nợ quá hạn: nợ quá hạn biến động tăng giảm qua các năm do sự biến

động của thị trường, những nguyên nhân chủ quan và khách quan của hộ sản xuất còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng cần xem xét những nguyên nhân đó để có thể phòng ngừa rủi ro tín dụng thật hiệu quả làm giảm thiểu thiệt hại cho Ngân hàng do nợ xấu và nợ quá hạn gây ra.

+ Các chỉ tiêu đánh giá chung về hoạt động tín dụng hộ sản xuất:

ƒ Dư nợ trên vốn huy động: năm 2006 tăng so với năm 2005, và năm 2007 giảm chút đỉnh so với năm 2006, nhưng nhìn chung chỉ tiêu này đều cao chứng tỏ

Ngân hàng ngày càng sử dụng vốn có hiệu quả, sử dụng hầu hết nguồn vốn có

được để đầu tư tín dụng.

ƒ Doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay: tỷ lệ này cao chứng tỏ đối tượng vay vốn chủ yếu của Ngân hàng là hộ sản xuất, nhưng đồng thời cũng là đối tượng vay mang lại nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng.

ƒ Nợ quá hạn hộ sản xuất trên dư nợ: chỉ tiêu này giảm qua các năm, mặc dù năm 2007 có tăng nhưng chỉ tăng 0,01 là không đáng kể. Mức độ rủi ro tín dụng hộ sản xuất là tương đối thấp.

ƒ Vòng quay vốn tín dụng: vòng quay vốn tín dụng không cao lắm nhưng có xu hướng tăng, vòng quay vốn tín dụng thấp chủ yếu là do việc đầu tư tín dụng trung và dài hạn tương đối cao nên làm cho việc quay vốn tín dụng thấp.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI

NHNo&PTNT HUYỆN CÁI BÈ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cho vay và rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cái Bè (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)