Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho TMĐT:

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines (Trang 61 - 63)

 Xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế:

Để phát triển TMĐT cần có một mạng viễn thông toàn cầu, thông suốt và hiện đại, không chắp vá và có hệ thống các thiết bị máy tính, thiết bị thông tin cần thiết để kết nối với mạng đó. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều quốc gia các chính sách về lĩnh vực viễn thông đã kìm hãm sự phát triển của các mạng kỹ thuật số tiên tiến. Khách hàng nhận thấy các dịch vụ viễn thông thường quá đắt, băng thông liên lạc bị hạn chế, các dịch vụ tiên tiến không được cung cấp hoặc không tin cậy. Không những thế các hàng rào đối với thiết bị thông tin nhập khẩu như linh kiện máy tính, thiết bị viễn thông vẫn duy trì ở mức cao khiến cho các thương gia và các khách hàng khó mà mua được các máy tính và thiết bị thông tin cần thiết để tham gia vào TMĐT. Chính vì vậy, nhằm khuyến khích và phát triển TMĐT:

Về mạng viễn thông: Tận dụng lợi thế của một nước đi sau, Việt Nam hiện đã và đang xây dựng một hạ tầng công nghệ tương đối hiện đại, có thể đáp ứng được những yêu cầu hoạt động của TMĐT, song vẫn chưa đủ để có

thể đáp ứng được cho việc áp dụng TMĐT trên quy mô lớn. Sự thành công của TMĐT phụ thuộc nhiều vào mạng viễn thông hiện đại được số hoá ở mức độ cao bởi đây là hạ tầng thiết yếu cho việc truyền đưa các giao dịch điện tử.

Các dịch vụ viễn thông phải mang tính phổ cập cao, không quá đắt để đại đa số dân chúng có khả năng sử dụng hàng ngày. Thúc đẩy và duy trì cạnh tranh trong ngành viễn thông để giảm và duy trì mức chi phí hợp lý đối với việc cài đặt, thuê bao mạng và giảm cước điện thoại, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đầu tư ở một mức nhất định.

Nghiên cứu xây dựng, dự thảo và ban hành tiêu chuẩn hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối và vận hành qua lại với mạng thông tin trong khu vực và các nước trên thế giới. Tiếp tục tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm định và điểu chỉnh cần thiết các tiêu chuẩn hạ tầng thông tin quốc gia.

Về lĩnh vực CNTT: hiện nay, lĩnh vực này trở thành một lĩnh vực thiết yếu của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam. Nhưng khi CNTT trở nên phổ biến đất nước ta lại đứng trước những thách thức mới của TMĐT và nhiều vấn đề khác có liên quan đến nền kinh tế số. Vậy làm thế nào để ứng dụng TMĐT- một cách hiệu quả vào hoạt động của các doanh nghiệp trên một môi trường kinh doanh cũng luôn thay đổi, luôn xuất hiện những nhu cầu mới? Để thực hiện được điều này cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau:

* Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với CNTT. Các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với khả năng trong nước và đảm bảo khai thác có hiệu quả các công nghệ đó trên phạm vi toàn cầu.

* Tiếp tục khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, coi đây là một đòn bẩy thúc đẩy kinh tế chiến lược để phát huy nội lực trong nước, tạo đà tăng trưởng cao cho thị trường CNTT và TMĐT.

* Các quy định chính sách quản lý phải bảo đảm sự trung lập về mặt công nghệ (đảm bảo có thể quản lý các công nghệ đã, đang và sẽ có) và không ngăn cản sự phát triển của TMĐT; đồng thời cắt giảm thuế cho các lĩnh vực thuộc CNTT.

* Tham gia các cuộc hội thảo, thảo luận quốc tế ; tham gia liên kết và hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ… cho ngành CNTT.

 Thiết lập hệ thống thanh toán điện tử

TMĐT ở nước ta mới trong giai đoạn hình thành, chính vì vậy với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, hệ thống thanh toán điện tử cũng sẽ thay đổi rất nhanh. Vì vậy, các quy chế cứng nhắc cho thanh toán điện tử về lâu dài sẽ không thể phù hợp, thậm chí là có hại. Trước mắt chúng ta nên sử dụng biện pháp thí điểm thực hiện dịch vụ này để tiếp thu được công nghệ cũng như kinh nghiệm lâu năm của họ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử ở Pacific Airlines (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w