Cây giống lâm nghiệp: Số lượng cây giống lâm nghiệp ươm, trồng để lấy

Một phần của tài liệu giải thích hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê định kỳ (Trang 70 - 72)

cây giống phục vụ cho việc trồng rừng.

B. Khai thác gỗ và lâm sản khác

Ghi toàn bộ kết quả khai thác gỗ và lâm sản khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, bao gồm: gỗ tròn, gỗ sơ chế ở dạng thô (cưa khúc, gỗ thanh, gỗ cọc đã được đẽo vỏ, tà vẹt đường ray), luồng, vầu, tre, giang, nứa hàng, nguyên liệu giấy, song mây, nhựa thông, thảo quả, quế chi, sa nhân, lá dong, lá cọ, lá dừa nước, măng tươi, cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu và các loại quả hạt khác,…(trừ nấm hương, nấm trứng, săn bắt, đánh bẫy chim thú).

Nguồn số liệu: Căn cứ vào sổ hạch toán kết quả sản xuất trong ngành lâm

nghiệp của doanh nghiệp (phần trong khoán) và kết quả điều tra lâm nghiệp (phần vượt khoán).

Biểu số: 04-CS/NTTS: BÁO CÁO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Biểu số: 04-CS/KTTS: BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN Biểu số: 04-CS/KTTS: BÁO CÁO KHAI THÁC THỦY SẢN

A. Phần giải thích chung

1. Doanh nghiệp chỉ báo cáo những chỉ tiêu có phát sinh trong kỳ báo cáo tại đơn vị, theo Danh mục chỉ tiêu báo cáo biểu nuôi trồng thuỷ sản (Biểu số 04- CS/NTTS) và Danh mục chỉ tiêu báo cáo biểu khai thác thuỷ sản (Biểu số 04-CS/ KTTS).

2. Mục B

Diện tích/thể tích lồng bè nuôi trồng thuỷ sản (Biểu số 04-CS/ NTTS) và Mục B. Tàu, thuyền khai thác hải sản có động cơ (Biểu số 04-CS/KTTS): Chỉ báo cáo 1 lần/năm vào kỳ chính thức năm 25/01.

3. Tổng sản lượng thuỷ sản

Là khối lượng sản phẩm thủy sản hữu ích thu được từ nuôi trồng, khai thác thủy sản trong kỳ báo cáo (6 tháng và cả năm). Sản phẩm thuỷ sản bao gồm các loại sau:

3.1. Các loại động vật thủy sinh sống dưới nước trong đất liền, ven biển, ngoài khơi:

- Các loài cá có vẩy (chép, mè, trôi, trắm, hồng, song…) hoặc không có vẩy (cá kèo, cá trình, thờn bơn…);

71

- Các loài nhuyễn thể: Nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc,…); nhuyễn thể 1 mảnh vỏ (ốc); nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (nghêu, sò, hến, tu hài, vẹm,...);

- Các loài động vật sống dưới nước khác (rùa, run biển,…)

3.2. Các loài thực vật thủy sinh: rau câu (rong sụn, rong chỉ, rong thất…); tảo biển, …. ;

3.3. Các sản phẩm thu nhặt từ biển làm nguyên liệu sản xuất hoặc tiêu dùng như san hô, ngọc trai, yến sào, vỏ ốc…

Không tính vào sản lượng thủy sản :Khối lượng các loài thú biển đánh bắt (trừ cá voi) như hải cẩu, hà mã… Những loại này tính cho sản lượng ngành “Săn bắt, đánh bẫy và các hoạt động dịch vụ có liên quan”

B. Báo cáo nuôi trồng thuỷ sản I. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng I. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng

1. Sản lượng thủy sản nuôi trồng : Khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt trong kỳ báo cáo (6 tháng và cả năm).

2. Nuôi cá cảnh: Là các loại cá nuôi với mục đích bán cho các cá nhân, hộ, tổ chức nuôi làm cảnh. chức nuôi làm cảnh.

3. Số lượng giống thuỷ sản:

Chỉ tính số lượng giống thủy sản của doanh nghiệp nuôi đã cung cấp cho nuôi trồng thủy sản trong năm và chia làm 3 nhóm chính sau:

- Cá giống các loại; - Tôm giống các loại; - Giống thủy sản khác.

II. Diện tích/thể tích lồng, bè nuôi trồng thủy sản: 1. Diện tích nuôi trồng thủy sản: 1. Diện tích nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ nhất định như ao, hồ, đầm, ruộng lúa, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ven biển có khoanh nuôi, quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch của doanh nghiệp. Được tính cả phần diện tích bờ bao; làm kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc.

Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ điều tra. Đối với nuôi tôm, cá ruộng chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và được nuôi ít nhất là 3 tháng trong 1 năm.

72

Diện tích nuôi trồng thủy sản tính một lần diện tích trong một năm, dù trong năm có thả nuôi và thu hoạch sản phẩm trên 1 lần. Nếu trên cùng một diện tích có nuôi từ 2 loại thủy sản trở lên thì đối tượng nuôi chính là loại thủy sản cho sản lượng lớn nhất hoặc thu được giá trị lớn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích nuôi trồng thủy sản được chia theo loại nước nuôi:

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: Là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản thuộc đất liền, không có nước biển xâm nhập như các hồ chứa, sông, hồ tự nhiên, kênh, mương… trong đó độ mặn thông thường không quá 0,5o

/oo.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: Là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản thuộc các nơi giao hoà giữa dòng nước ngọt và mặn như cửa sông, cửa biển, đầm phá, vịnh hẹp, trong đó độ mặn nói chung có thể giao hoà giữa 0,5o/oovà độ mặn lớn nhất của nước biển.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước mặn: Là phần diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở ngoài biển, các vùng nước ven bờ có độ mặn thường lớn hơn 20o

/oo.

2. Nuôi thuỷ sản lồng, bè

Là hình thức nuôi các loại thủy sản trong các lồng, bè bằng tre, gỗ, thép,…hoặc các khung có lưới bao quanh được neo giữ cố định, đặt nổi lơ lửng hoặc trong các dòng chảy ở mặt nước lớn như hồ, đập, sông, vịnh, biển; có thể di chuyển khi cần thiết.

Thể tích lồng, bè được tính theo đơn vị mét khối (m3) bằng chiều dài x (nhân) chiều rộng x (nhân) chiều ngập sâu trong nước của lồng, bè.

3. Nuôi cá sấu:

Ghi số con cá sấu hiện đang nuôi tại thời điểm thu thập số liệu và số con bán giết thịt trong kỳ báo cáo.

Nguồn số liệu: Căn cứ vào sổ hạch toán kết quả sản xuất trong ngành thuỷ sản

của doanh nghiệp (phần trong khoán) và kết quả điều tra thuỷ sản (phần vượt khoán).

Một phần của tài liệu giải thích hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê định kỳ (Trang 70 - 72)