Phương hướng phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ ở công ty cổ phần may 2 Hưng Yên (Trang 50 - 52)

Xuất phát từ những thành tựu và hạn chế ở trên, trước cơ hội lơn trong xu hướng hội nhập toàn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia WTO thì công ty cũng xác định hướng đi phát triển cho doanh nghiệp mình như sau:

Một là giảm tỷ lệ gia công hàng may: tuy là một trong những ngành dẫn đầu về kinh ngạch suất khẩu, nhưng công ty chuyên gia công thuần túy do vậy không tận dụng được hết lợi thế về tài nguyên của ta nên sản phẩm may mặc của công ty tuy có xuất khẩu nhưng lại không có thương hiệu trên thị trường cả trong nước và quốc tế . Chính vì vậy việc giảm tỉ lệ gia công hàng dệt may, tăng tỉ lệ hàng FOB (mua đứt bán đoạn) là xu hướng của nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây.

Thứ hai là tăng cường hoạt động liên kết, tập trung vào tạo nguồn nguyên vật liệu cho ngành may. Do hạn chế của nghề trồng bông, năng suất bông hiện nay của Việt Nam mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với xơ tổng hợp, ta vẫn phải nhập khẩu 100%. Đây là nghịch lý lớn vì quỹ đất phù hợp cho cây bông của nước ta khá lớn, vào khoảng 200.000 ha, thêm nữa nhiều vùng có tập quán trồng bông rất lâu đời. Mặt khác,vì sợi bông Việt Nam có nhược điểm ngắn, chất lượng thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp. Do vậy nguyên liệu của

công ty được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc nên phát sinh chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu,….

Thứ ba là đầu tư xây dựng những nhà máy, xí nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu kể cả việc đưa các cơ sở sản xuất vào các khu dân cư, tận dụng nguồn nhân công nhàn rỗi. Đây là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho sản xuất chính của mình. Chủ động chuẩn bị nguyên, phụ liệu chính là cách tiếp thêm nguồn sinh lực cho sự phát triển bền vững của công ty khi tham gia thị trường thế giới, khi Việt Nam hội nhập AFTA và WTO.

Thứ tư là đầu tư, thành lập bộ phận thiết kế sản phẩm cho doanh nghiệp, hiện nay đây là vấn đề chính đối với các doanh nghiệp may; thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp nên doanh nghiệp không có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp mà là cả ngành may mặc hiện nay.

Thứ năm là tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Trong những năm đổi mới vừa qua, trước sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới biện pháp quản lý chất lượng và nhất là quản lý chất lượng theo hệ thống, hiện nay công ty đã đạt được chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2000.

Trong một loạt các hệ thống quản lý chất lượng đang được áp dụng trên thế giới thì ISO 9000 là hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến hiện nay. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường khu vực hoá và toàn cầu hoá. Có thể coi ISO 9000 là hành trang không thể thiếu của các doanh nghiệp khi bước vào thế kỷ 21. ISO 9000 đã được hơn 110 nước trên thế giới áp dụng, nó cũng đang được các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. ISO 9000 chính là “Giấy thông hành”

để các doanh nghiệp Việt Nam bước chân vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Việc đưa ISO 9000 vào áp dụng trong Công ty sẽ giúp quản lý chặt chẽ mọi quá trình tạo ra sản phẩm với chất lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí không cần thiết, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình và đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Thứ sáu là tập trung vào hoạt động nghiên cứu và tìm thị trường đối tác cho doanh nghiêp, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính cho công ty và thị trường phát triển của công ty.

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ ở công ty cổ phần may 2 Hưng Yên (Trang 50 - 52)