Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống tổ chức Xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex (Trang 63 - 65)

động.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động Xuất khẩu lao động, cần phải hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực Xuất khẩu lao động. Đó là một trong những biện pháp quan trọng được coi là then chốt trong hoạt động Xuất khẩu lao động.

Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương cùng các đoàn thể giữ vai trò chính trong việc mở rộng thị trường Xuất khẩu lao động. Theo kinh nghiệm của nhiều nước đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động, các cơ quan Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực này đều có những nhiệm vụ cụ thể và sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước giữ một vị trí then chốt trong việc thúc đẩy và mở rộng hoạt động Xuất khẩu lao động.Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo và tăng cường vai trò của các bộ ngành, các đoàn thể và địa phương trong việc chủ động tìm việc làm ngoài nước. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

- Trong hoạt động đối ngoại: cần hợp tác sử dụng nguồn nhân lực để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước khác và làm cơ sở cho việc mở rộng thị trường lao động. Có thể ký kết “ Hiệp định khung” hay “ Thỏa thuận hợp tác” về kinh tế trong đó có nội dung về hợp tác Xuất khẩu lao động. Đồng thời ngành ngoại giao cần phát huy ưu thế của mình ở nước ngoài để nghiên cứu nghiên cứu khả năng tiếp nhận lao động của các nước, và tìm đối tác để giới thiệu với các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.

- Đối với Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức Xã hội cùng các tổ chức phi Chính phủ cần chủ động đưa nội dung hoạt động Xuất khẩu lao động vào trong hoạt động đối ngoại nhằm góp phần khai thông thị trường.

- Thiết lập hệ thống thông tin đồng bộ và thường xuyên giữa Cục quản lý lao động ở nước ngoài, doanh nghiệp, văn phòng đại diện ở nước ngoài, bộ phận quản lý lao động ở nước ngoài nhằm nắm bắt kịp thời thông tin và có biện pháp khai thác thị trường, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động Xuất khẩu lao động.

- Thành lập hội đồng tư vấn về Xuất khẩu lao động, hội đồng này bao gồm: các thành viên là lãnh đạo Bộ lao động thương binh và Xã hội, Bộ công an, Bộ kế hoạch và đầu tư, Văn phòng chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, ban đối ngoại Trung ương, Ban kinh tế Trung ương cùng Ban cán sự Đảng ngoài nước do lãnh đạo Bộ lao động thương binh và Xã hội làm chủ tịch để tư vấn về chủ trương, chính sách Xuất khẩu lao động cho phù hợp với từng thời kỳ. Điều phối sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.

- Mở rộng các thành phần kinh tế tham gia Xuất khẩu lao động và gắn liền với việc tổ chức lại hệ thống dịch vụ Xuất khẩu lao động. Điều này vừa đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh, vừa góp phần nâng cao số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian tới. Việc tăng các đầu mối trong hoạt động Xuất khẩu lao động có thể gây ra những cạnh tranh nhất định, tuy nhiên thông qua điều đó sẽ làm giảm đi tình trạng độc quyền. Kích thích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động năng động hơn trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả và quy mô Xuất khẩu lao động.

Muốn mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động Xuất khẩu lao động, đòi hỏi các Bộ ngành, địa phương phải quan tâm xây dựng và hình thành các doanh nghiệp đủ mạnh về vốn để đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo các cán bộ có tay nghề, ngoại ngữ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp

Xuất khẩu lao động chủ yếu là chưa đủ mạnh. Trong khi đó lĩnh vực này lại đòi hỏi các công ty phải vươn ra thị trường thế giới, phải trực tiếp đi vào thị trường lao động thế giới, tham gia cạnh tranh để khẳng định sự tồn tại và phát triển. Để tập trung vốn cho quản lý, giao dịch và thâm nhập thị trường, nắm bắt thông tin; cần phải bắt đầu bằng việc hình thành các tổ chức kinh doanh Xuất khẩu lao động có quy mô lớn, có tính chất thực nghiệm, hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh. Trong đó các thành viên là các doanh nghiệp có quan hệ về vốn và thông tin thị trường lao động. Như thế, các tổng công ty này sẽ năng động và linh hoạt hơn trong việc thâm nhập thị trường, đáp ứng các yêu cầu quản lý theo cơ chế thị trường. Thực hiện được mô hình này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tách quyền chủ động kinh doanh của hệ thống kinh doanh Xuất khẩu lao động, với quyền can thiệp trực tiếp của hệ thống quản lý Nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex (Trang 63 - 65)