Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 34 - 36)

2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport

3.2.Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Bảng 4: Cơ cấu mặt hàng xuất vào Nhật Bản 2003 – 2007

Cơ cấu mặt hàng XK sang Nhật Bản Mây tre, cói % Sơn mài, mỹ nghệ % Gốm % Thêu, dệt may % Khác % Tổng Năm 2003 300.434 32,8 59.855 6,5 202.916 22,2 337.806 36,9 12.877 1,6 913.888 Năm 2004 421.746 32,1 60.739 4,6 1 16.099 8,8 516.690 39,3 198.761 15,2 1314.035 Năm 2005 433.734 28,7 105.494 6,9 183.876 12,1 684.407 45,3 103.269 7 1510.78 Năm 2006 496.389 31 124.821 7,9 153.314 9,56 738.922 46,1 89.094 5,44 1602.54 Năm 2007 482.554 28,5 121.437 7,2 176.971 10,4 745.151 44 166.637 9,9 1692.75

(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu hàng năm của Artexport)

Qua hai biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản và cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó ta thấy: tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Artexport tăng lên qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2004, tăng 0,4 triệu USD tương đương với 43,8% so với năm 2003. Năm 2005 tăng 196.745 nghìn USD, tương đương tăng 14,97% so với năm 2004. Sang năm 2006 và 2007, có sự giảm sút về tốc độ phát triển, cả hai năm này tăng đều so với năm trước. Năm 2006 tăng 91,76 nghìn USD, tương đuơng tăng 6,07% so với 2005, năm 2007 tăng 90,21 nghìn USD, tương đương 5,63% so với năm 2006.

Về cơ cấu mặt hàng thì hàng mây tre đan, cói và hàng thêu, dệt may luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm. Hàng mây tre, cói chiếm tỷ trọng từ 28,5% đến 32,8% đứng thứ hai sau mặt hàng thêu, dệt may. Năm 2003 và 2004, mặt hàng này chiếm tỷ trọng hơn 32 %, từ năm 2005 tới 2007 có sự giảm sút đôi chút nhưng vẫn giữ vị trí thứ hai và chiếm một tỷ trọng

hàng mây tre đan rất được người Nhật ưa thích. Với mặt hàng thêu thì đây là mặt hàng luôn giữ vị trí đứng đầu trong cơ cấu tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chiếm tỷ trọng từ 36,9% cho tới 46,1%. Sự thay đổi tỷ trọng không đáng kể, ba năm 2005, 2006 và 2007 giữ bình ổn trên 44% cho thấy mặt hàng này là một thế mạnh của Artexport rất cần duy trì và phát huy cả về số lượng xuất khẩu và chất lượng.

Các mặt hàng như sơn mài, mỹ nghệ và gốm thì sự tăng giảm hàng năm không ổn định, phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của khách hàng và sự cải tiến mẫu mã chào hàng nên sức tiêu thụ của các mặt hàng này vẫn bấp bênh và ở dạng tiềm năng.Năm 2003, các sản phẩm gốm thể hiện là một mặt hàng được ưa chuộng với tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này là 22,2% thì từ năm 2004 trở lại đây, tỷ trọng giảm đi rõ rệt xuống còn một nửa và dưới một nửa, cụ thể là : năm 2004 hàng gốm chiếm tỷ trọng 8,8%. Sang năm 2005 tỷ trọng có tăng lên nhưng cũng chỉ ở mức 12,1%. Năm 2006 và 2007 tỷ trọng vẫn giữ ở mức thấp là 9,56% và 10,4%. Còn với mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ và các mặt hàng khác chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10%. Điều đó đòi hỏi cần phải chú trọng hơn trong công tác xúc tiến và cải tiến mẫu mã sản phẩm ở thời gian tới. Bên cạnh đó duy trì các mặt hàng truyền thống là mây tre đan và dệt may.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 34 - 36)