Thẩm định các báo cáo tài chính A/ Thẩm định bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 58 - 60)

P. Kiểm tra nộ

2.2.2.2 Thẩm định các báo cáo tài chính A/ Thẩm định bảng cân đối kế toán

A/ Thẩm định bảng cân đối kế toán

A1/ Thẩm định các khoản mục tài sản

- Tiền mặt: Trong nội dung thẩm định tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, cán bộ tín dụng cần làm rõ các vấn đề trong khoản mục tiền mặt như kiểm tra lượng tiền mặt thực tế của doanh nghiệp là bao nhiêu, tiền mặt phục vụ cho các nhu cầu chủ yếu nào và xác định mức dao động tiền mặt của doanh nghiệp.

- Các khoản phải thu: Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, các cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra phần bị chiếm dụng của doanh nghiệp chính là các khoản phải thu từ người mua của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng phải đánh giá được tình hình thanh toán của

khách hàng, có những khoản thu nào khó đòi và khó có khả năng thanh toán. Nói tóm lại, trong khoản mục này các cán bộ tín dụng phải trả lời được câu hỏi là liệu có những khoản tín dụng không thể thu hồi bị tính vào tài khoản các khoản phải thu hay không?

- Dự trữ: Cán bộ tín dụng phải đánh giá được và có cái nhìn bao quát về các khoản dự trữ của doanh nghiệp, gồm những loại hàng hoá nào, chất lượng của nó như thế nào. Để kiểm tra khoản mục này, cán bộ tín dụng cần đặt ra câu hỏi như hàng tồn kho có được định giá chính xác hay không, các hàng hoá hỏng hay không sử dụng được có bị tính gộp vào tài khoản này hay không. Để trả lời những câu hỏi này, cán bộ tín dụng tại chi nhánh cần phải trực tiếp xuống kho hàng của doanh nghiệp để kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra xem nó có đúng như trong sổ sách đã ghi hay không?

- Tài sản cố định: Tại chi nhánh NHNT Hà Nội, các cán bộ tín dụng phải kiểm tra xem việc khấu hao các tài sản cố định hữu hình có được thực hiện theo nguyên tắc hay không, có sự thay đổi nào trong phương pháp tính khấu hao. Từ đó, xác định giá trị còn lại của tài sản cố định là bao nhiêu, gồm những tài sản nào và thực trạng của nó. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng còn phải kiểm tra cẩn thận các chi tiết về những tài sản cố định hữu hình đặc biệt là những khoản có giá trị lớn.

A2/ Thẩm định chi tiết các khoản mục nguồn vốn

- Nợ phải trả: Cán bộ tín dụng tại chi nhánh xác định rõ các khoản vay của doanh nghiệp, nó là khoản vay ngắn hạn hay dài hạn, phát sinh khi nào, dùng vào mục đích gì và tình hình trả nợ cho các khoản vay đó của doanh nghiệp như thế nào? Bên cạnh đó, cán bộ

tín dụng còn thẩm định các khoản phải trả đối với người bán, để xác định phần mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

- Vốn chủ sở hữu: Qua khoản mục này, cán bộ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội có thể đánh giá được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.

- Các khoản phải nộp ngân sách: Cán bộ tín dụng tại chi nhánh đặc biệt quan tâm đến khoản mục này, bởi vì nếu như doanh nghiệp nợ nần không thể thanh toán các khoản phải nộp này thì điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w