Phương hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 71 - 74)

phát triển nông thôn Thăng Long trong những năm tới.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong những năm qua, Chi nhánh cần duy trì những thành tích đã đạt được, hạn chế các khó khăn đang cản trở việc nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng của ngân hàng. Trong những năm tới, phương hướng phát triển của Thanh toán quốc tế là hướng tới các mục đích sau:

- Tập trung tất cả các nghiệp vụ trên tinh thần kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo an toàn trong Thanh toán quốc tế.

- Tiếp tục tiếp thị khách hàng về nguồn USD, nhưng phải khéo léo đàm phán với khách hàng trong trường hợp giá USD bình ổn. Nhu cầu USD trên thị trường thấp thì phải tìm được cách để khách hàng chuyển ngoại tệ về trong ngày.

- Tiếp thị khách hàng xuất khẩu, trước hết trên tinh thần đảm bảo thực phục vụ khách hàng chính xác, nhanh, an toàn, hiệu quả, ưu tiên giảm các loại phí về xuất khẩu, có cách thức tiếp thị tốt. Trong trường hợp đối với khách hàng có hàng xuất khẩu vượt quá khả năng thì phải trình lên Ban giám đốc để cùng tìm ra hướng tiếp thị. Cụ thể cho trường hợp này là về tập đoàn than, đây là một khách hàng có nguồn xuất khẩu lớn nhưng đến nay, Chi nhánh vẫn chưa thể tíêp thị hàng xuất về.

- Kết hợp chặt chẽ các Chi nhánh trực thuộc phục vụ các khách hàng có nhu cầu về Thanh toán quốc tế nhằm tăng số lượng về khách hàng, tăng doanh số Thanh toán quốc tế.

Với phòng Thanh toán quốc tế nói riêng, trong nhữg năm tới, nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và của phòng nói riêng. Trong xây dựng và thực thi chiến lược phát triển dịch vụ, ngân hàng một mặt vừa phải đa dạng hoá các dịch vụ, mặt khác là phải đi liền với đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng.

Trước hết là phải hết sức quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có chiến lược lâu dài phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, theo nguyên lý con người là yếu tố quyết định. Để nâng cao chất lượng dịch vụ trước yêu cầu hội nhập thì phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, trong toàn bộ các chi nhánh. Có chính sách thu hút người giỏi, người có tài, người có năng lực về hoạt động dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng khác, các ngành khác và các trường đại học trong và ngoài nước về. Chính sách thu hút chủ yếu là chính sách đãi ngộ, bố trí và sử dụng, việc tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn và không khí làm việc trong chi nhánh. Mạnh dạn áp dụng mô hình thuê chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng làm việc tại ngân hàng.

Thứ hai là không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Một mặt phù hợp với tiềm lực tài chính của ngân hàng, phù hợp với mặt bằng chung về công nghệ của đất nước, nhưng phải đảm bảo xu thế chung của khu vực và quốc tế. Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào yếu tố quan trọng thứ hai này đó là trình độ công nghệ. Có cán bộ giỏi chuyên môn, nhưng hệ thống máy móc thiết bị không hiện đại, trình độ

công nghệ không tiên tiến, không thể làm nên hệ thống các dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, uy tín để cung cấp cho khách hàng.

Thứ ba là không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành và kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác này phải thường xuyên được nâng lên ngang tầm với trình độ hiện đại của công nghệ. Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.

Thứ tư là, thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng. Đánh giá kịp thời các thông tin ngược chiều, các ý kiến của khách hàng cần được ngân hàng trân trọng, tốt nhất là có thư cảm ơn, có chính sách khuyến khích khách hàng. Các ý kiến có giá trị, có ý nghĩa thiết thực nên có phần thưởng cho khách hàng.

Về phương pháp tổ chức quản lý: Giao kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch kinh doanh, thường xuyên theo dõi, thông báo tình hình thực hiện chỉ tiêu của từng cá nhân và cả phòng Thanh toán quốc tế.

Tương lai chung sự phát triển của Chi nhánh trong hệ thống phát triển của NHNo, Chi nhánh đã nỗ lực để xây dựng và phát triển thương hiệu Agribank với các việc làm thiết thực như:

- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Agribank trong nước và quốc tế.

- Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường của Agribank trong nước, trong khu vực và quốc tế.

- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của Agribank.

- Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của Agribank đảm bảo: Đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế, đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; Có tính thống nhất toàn hệ thống; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng.

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 71 - 74)