C/ Thẩm định tài chính công ty TNHH NN 1TV cơ điện Trần Phú
Kết luận: Trên cơ sở phân tích, thẩm định tình hình tài chính của
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ và ngành liên quan
Nhà nước bằng các chính sách vi mô, vĩ mô chi phối tất cả các hoạt động, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong chính sách điều chỉnh của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội chính trị. Đặc biệt là đối với ngành dịch vụ ngân hàng - một ngành khá nhạy cảm đối với các chính sách đó. Vì vậy để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp, Chính phủ, Bộ và các ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ với nhau và phải đảm bảo:
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước với hoạt động tín dụng: Chính sách này giữ vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài chính ngân hàng nhà nước. Nó tác động đến hoạt động tín dụng nói chung và ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới, Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán và lâu dài đảm bảo môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho các doanh nghiệp và ngân hàng hoạt động.
- Bên cạnh đó Chính phủ phải tăng cường kiểm soát nền kinh tế, tạo và duy trì một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường kinh tế vĩ mô. Một sự thay đổi nhỏ, cũng có thể làm cho doanh nghiệp không thích nghi dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng và các dự báo của các cán bộ tín dụng là không chính xác. Vì vậy, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, tạo sự an tâm cho các ngân hàng và cũng là nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp.
- Quy định một hệ thống kế toán thống nhất và đồng bộ, thực hiện chế độ kiểm soát bắt buộc. Bộ tài chính nên đưa ra một chế độ hạch toán kế toán đồng bộ, nhất quán, đầy đủ và rõ ràng. Công tác quản lý nhà nước về pháp lệnh kế toán còn chưa được quan tâm đúng. Đội ngũ kiểm toán còn non trẻ, đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế mà nhà nước cần ban hành các chính sách, sắc lệnh đi kèm với các chế tài bắt buộc để mọi doanh nghiệp phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần phải tiến hàng kiểm soát thường xuyên để cho kết quả thẩm định của các cán bộ tín dụng có hiệu quả và có độ chính xác cao. Nhà nước cũng cần có các chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sai sự thật về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Có làm được như vậy thì cán bộ tín dụng mới có được những thông tin trung thực nhất, thiết thực cho quá trình thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin. Từ đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động
cho vay của chi nhánh.
- Đề nghị Bộ Tài chính trong thời gian tới phải hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật hướng dẫn thẩm định vì trình độ lập và thẩm định của các cán bộ còn yếu, tính toán các chỉ tiêu nhiều khi không chính xác.