Tình hình sử dụng nguồn vốn củacông ty

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 59 - 61)

THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN

2.2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn củacông ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà đàu tư, các bạn hàng, các nhà cung cấp, các ngân hàng… có cái nhìn đúng đắn về cơ cấu nguồn vốn của công ty lẫn các dơn vị liên quan bởi nó giúp cho các đơn vị đó đưa ra quyết định đúng đắn về công ty. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn như thế nào là hợp lý lại tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Sau đay sẽ xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty RTD.

==============================================================

Về mặt nguồn vốn,tài sản được hình thành từ hai nguồn: Nợ phải trả chiếm 68,95% tương ứng với số tuyệt đối là 20.282.039.398(đồng), nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,05% tương ứng với số tuyệt đối là 9.132.430.750(đồng).

Tổng nguồn vốn của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.705.773.760(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 14,14%. Điều này là do sự gia tăng của nợ phải trả lẫn nguồn vốn chủ sở hữu.

*Đối với nợ phải trả, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.542.038.888(đồng) tương ứng tỷ lệ tăng 14,33%. Tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do nợ phải trả tăng, đây là một tỷ lệ tăng khá cao. Như vậy, có thể nhận xét sự phụ thuộc của công ty vào vốn vay là lớn, do đó khả năng tự chủ về tài chính giảm.

Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm 78,98%, tỷ trọng này khá lớn và có xu hướng ngày càng tăng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 2.224.088.687(đồng) tương ứng tỷ lệ tăng 16,12%. Công ty tăng nguồn vay ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên, điều này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc sử dụng vốn, tuy nhiên công ty rất dễ dàng dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Nợ dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ là 14,49%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 317.950.210(đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 8,06%.

Với cơ cấu vốn như hiện tại và nợ phải trả không ngừng tăng lên cho ta thấy tình hình diễn biến nguồn vốn của công ty đang xấu đi

*Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, tính đến 31/12/2004 là 9.132.430.750(đồng) chiếm 31,05%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.163.734.872(đồng) tương ứng tỷ lệ tăng là 14,60%. Trong đó, là do nguồn vốn quỹ có sự tăng thêm 1.163.734.872(đồng)với tỷ lệ tăng tương ứng 14,60%, chiếm 100% nguồn vốn chủ sở hữu, trong nguồn vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh chiếm tới 99,58% và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.153.515.790(đồng) tương ứng tỷ lệ tăng 14,53%.

==============================================================

bên ngoài và khó có thể độc lập về tài chính, hệ số nợ cao(0,69 lần) thì mức độ rủi ro càng lớn. Đặc biệt trong cơ cấu nợ phải trả của công ty thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao, vì vậy nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty cao. Tuy nhiên, nếu công ty làm ăn có hiệu quả thì rất có lợi. Do đó, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp để trả dần các khoản nợ phải trả để giảm hệ số nợ, mặt khác cũng cần nâng cao hệ số vốn chủ sở hữu từ đó đảm bảo cân bằng giữa an toàn và rủi ro.

Tóm lại, qua phân tích tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty có thể đưa ra đánh giá là quy mô vốn của công ty đã có sự tăng lên đáng kể, cơ cấu tài sản nghiêng về TSLĐ, còn cơ cấu nguồn vốn có hệ số nợ cao và có xu hướng tăng lên, điều này là không tốt đối với tình hình tài chính của công ty. Với cơ cấu vốn như trênchúng ta sẽ đi sâu phân tích tình hình kinh doanh cụ thể cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w