cách biệt với chuẩn mực kế toán thế giới,muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở các nước khu vực và xa hơn nữa là TTCK toàn cầu,buộc lòng các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển đổi các báo cáo tài chính và hàng loạt các báo cáo quản trị nội bộ khác theo yêu cầu của từng thị trường.Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không có đủ nguồn nhân lực để chuẩn bị các báo cáo theo những chuẩn mực quốc tế,còn nếu thuê các công ty tư vấn thì lại phải gánh chịu 1 khoản chi phí hết sức nặng nề.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM NAM
Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê có tới 80,5% số doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác. Tuy nhiên, những giao dịch đó chỉ được ghi lại một cách đơn giản trên sổ nợ của người bán; ngay cả khi mua bán trả chậm, các bên cũng chỉ lập văn bản thỏa thuận với nội dung đơn giản về thời gian và số tiền trả chậm. Vì vậy, các khoản nợ đã không được xác nhận về mặt pháp lý và khó chứng minh khi nảy sinh tranh
chấp; dẫn đến nguy cơ nợ nần dây dưa, thậm chí mất trắng tiền tỷ của các tiểu thương ở chợ đầu mối...
Một phần nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, là do luật pháp hiện hành về thương phiếu và séc vẫn chưa hoàn chỉnh. Các quy định liên quan tới thương phiếu bắt đầu xuất hiện rải rác trong Luật Thương mại năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997, Luật Các Tổ chức tín dụng 1997. Sau này, các quy định được tổng hợp trong Pháp lệnh Thương phiếu năm 1999 và đến 2001 được hướng dẫn thi hành trong Nghị định số 32/2001/NĐ-CP. Tuy nhiên, do được xây dựng và ban hành khi chưa có thực tiễn, các quy định pháp luật về thương phiếu đã bộc lộ một số bất cập, chứa đựng sự mẫu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản. Nhiều quy định không phù hợp với thực tế, chưa xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chẳng hạn, Pháp lệnh Thương phiếu và Nghị định 32 quy định việc phát hành thương phiếu chỉ được thực hiện khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng.. Quy định này hạn chế việc sử dụng thương phiếu của doanh nghiệp, đồng thời tạo rủi ro lớn cho ngân hàng khi tham gia vào quan hệ thương phiếu, vì toàn bộ rủi ro từ các doanh nghiệp đã chuyển cho ngân hàng. Pháp lệnh cũng quy định chỉ có doanh nghiệp mới được phát hành thương phiếu. Như vậy là đã hạn chế quyền phát hành thương phiếu của một số thương nhân không phải là doanh nghiệp như cá nhân có kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể. Hạn chế này không hợp lý và đi ngược lại chính sách tạo sân chơi bình đẳng cho các đối tượng và các thành phần kinh tế của Nhà nước.