Kiến trúc nhà ở của dân tộc Hoa

Một phần của tài liệu Văn hóa kiến trúc nhà ở các dân tộc (Trang 27 - 30)

Người Hoa là dân tộc vốn có truyền thống làm ruộng lâu đời, có tinh thần lao động cần cù và nhiều kinh nghiệm sản xuất. Họ thường dựng làng ở chân núi, đồi, trong các cánh đồng, trên bãi biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Mỗi làng có từ 10, 15 đến 100, 200 nóc nhà. Nhà thường ở sát nhau theo dòng họ. Thôn nọ cách thôn kia không xa.

Tại mỗi địa phương, người Hoa thường sống tập trung ở nông thôn thì thành làng và hương, phổ biến là Minh Hương; ở thành phố các bang sống gắn bó với nhau. Người Hoa làm nhà đơn giản, không cầu kỳ. Nhà người Hoa thường có ba loại: nhà ba gian hai chái, chữ môn và chữ khẩu. Tường xây bằng đá, gạch mộc hay trình. Nhà ít hoặc không có cột, không có kèo, lợp ngói âm dương hay lá quế, lá tre, phên nứa…

Ngày nay, người Hoa sống trong các ngôi nhà theo kiểu kiến trúc nhà của người Việt. Kiến trúc theo kiểu nhà ở Trung Quốc đã bị thay đổi đi rất nhiều.

8. Kiến trúc nhà ở của dân tộc Kh’mer (Khu vực Tây Nam Bộ)

Dân tộc Kh’mer (số dân là 1.260.640 người – theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009), đơn vị cư trú nhỏ nhất là phum, dạng cư trú cổ truyền thường tập trung trên các giồng. Do áp lực dân số nên đồng bào Kh’mer cũng đã hình thành những làng, xóm dọc theo các lộ, các dòng sông hay kênh rạch.

Ngôi nhà, nhìn chung, giống nhà người Việt trong vùng, hầu hết là các nhà nền đất lợp lá, vật liệu xây dựng chủ yếu là tre, mây, gỗ, lá (lá dừa nước hay lá thốt nốt). Có thể phân biệt giữa hai loại nhà nền đất mái lá. Nhà nền đất mái lá cỡ nhỏ, chỉ có hai mái, mái trước ngắn, mái sau dài. Nhà nền đất mái lá cỡ lớn, gồm có hai mái chính và hai mái phụ, đây là hai kiểu nhà thông dụng của nhiều gia đình trung, phú nông Kh’mer. Hệ thống xà ngang, kèo và cột được liên kết vững chắc bằng hệ thống ngoàm, mộng và con xô, nhiều nhà cũng có cây trinh đỡ và cây xuyên, giống các kiểu nhà người Việt. Bên trong nhà Kh’mer bài trí đơn giản: gian giữa phía trước là nơi tiếp khách, hai bên là chỗ ngủ của đàn ông, nửa phía sau chia làm hai buồng nhỏ dành cho phụ nữ. Đặc biệt bên cạnh là bàn tiếp khách, thường có các tủ kính bày biện những chiếc gối thêu vừa để trang trí, vừa để tiện dùng khi có khách.

Ở các thị trấn, thị xã hay vùng ngoại ô, còn có một số nhà mái ngói, tường xây hay đúc xi măng. Loại nhà này mới xuất hiện trong vòng hai chục năm nay, do một số người Kh’mer làm nghề buôn bán và dịch vụ. Các ngôi nhà này kiến trúc rập khuôn các ngôi nhà Việt lân cận, mặc dù bài trí bên trong còn giữ lại một vài nét truyền thống.

Ngày nay, nhà sàn Kh’mer còn lưu lại rất ít. Ngoại trừ một số nhà dọc biên giới Campuchia, chỉ còn lác đác một số nhà sàn trong các chùa phật giáo Kh’mer, qua kiến trúc xa – la, là nơi hội họp cho đông đảo sư sãi, hay qua cách xây cất các chòi “tu thiếp”.

Có một tương phản rõ rệt giữa sự đơn giản của ngôi nhà ở bên cạnh sự lộng lẫy của ngôi chùa Kh’mer. Người Kh’mer dành phần lớn của cải vào việc xây chùa. Vật liệu xây dựng chùa là các vật liệu tốt như gỗ, vôi, xi măng, sắt… ngôi nhà chính diện luôn quay về hướng Đông là lối kiến trúc khuôn theo những quy định cổ truyền, với mái gồm nhiều nếp, góc mái cong vút được trạm chổ khá tinh

vi. Bên trong là hai hàng cột khá cao to bằng các loại gỗ quý. Trần chính điện được trang trí nhiều bức họa dân gian mô tả cuộc sống của Phật hay các cảnh trong tuồng Rêamkê, Xăng Xơlachay… Bàn thờ Phật ở cuối chính điện, gồm một tượng Phật cao và từng hàng tượng Phật nhỏ. Quanh chính điện là các tháp đựng hài cốt. Nhà chùa Kh’mer là một kiểu kiến trúc độc đáo, nơi đây thường thể hiện nhiều mô típ tạo hình dân gian phong phú.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có một nền kiến trúc độc đáo tạo nên nền kiến trúc đa dạng, phong phú cho đất nước Việt Nam. Mỗi nền kiến trúc lại đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng ngày nay, với nền kinh tế phát triển, ngôi nhà ở của các dân tộc đã dần dần thay đổi và có nguy cơ biến mất. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta phải quan tâm đến đời sống các dân tộc, trước hết là để hiểu kiến trúc nhà ở các dân tộc để thực hiện tốt công tác dân tộc, sau là có những chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn và bảo tồn kiến trúc của mỗi dân tộc, nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (trong đó bao hàm cả văn hóa kiến trúc).

Một phần của tài liệu Văn hóa kiến trúc nhà ở các dân tộc (Trang 27 - 30)

w