Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động SX KD giai đoạn hậu cổ phần hoá (Trang 73 - 79)

I. Phương hướng hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh Phúc

2. Giải pháp về phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan

2.3. Một số giải pháp khác

Như đã trình bày ở trên vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước đối với CTCP là một vấn đề nan giải và còn nhiều vấn đề đặt ra. Nhà nước cần ban hành thống nhất về tiêu chuẩn người đại diện sở hữu và quản lý cổ phần cho nhà nước để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Bởi không phải CTCP nào cũng có thể tự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ quản lý, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có vốn chi phối của nhà nước. Do vậy các hoạt động SXKD, nhân sự của doanh nghiệp còn chịu sự can thiệp của người đại diện phần vốn nhà nước và cơ quan quản lý phần vốn nhà nước chi phối.

Cần có tiêu chuẩn rõ ràng và thống nhất về người đại diện phần vốn nhà nước, xác định rõ quyền và trách nhiệm của người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo lợi ích của công ty và nhà nước. Trong các kênh quản lý vốn nhà nước từ các cấp thuộc cơ quan nhà nước cần có một hành lang pháp lý về quản lý tài sản, tài chính để tránh gây thất thoát vốn.

Hiện nay phần vốn của nhà nước trong Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là không lớn và ngày càng bị thu hẹp nhưng sự ảnh hưởng của nó là không đúng với tỷ lệ đó. Nhiều khi sự can thiệp quá sâu của người đại diện vào hoạt động của công ty đã gây mâu thuẫn và tranh cãi ảnh hưởng tới quyết định về đường lối và kế hoạch hoạt đông SXKD của công ty

KẾT LUẬN

Một trong những giải pháp để cải cách DNNN trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là CPH. Quá trình cải cách DNNN nói chung và CPH nói riêng là một vấn đề nhạy cảm và khó khăn về cả mặt linh tế và mặt tư tưởng văn hoá xã hội. Nhưng những kết quả của các công ty giai đoạn hậu CPH đã khẳng định tính đúng đắn của con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn.

Khía cạnh quan trọng thể hiện tính đúng đắn đó chính là hiệu quả hoạt động SXKD của các CTCP, sự so sánh đối chiếu với các DNNN trước khi CPH làm nổi bật lên vấn đề đó. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là một trong những doanh nghiệp tiến hành CPH và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên trong thực tế còn rất nhiều vấn đề bất cập trong CTCP cần điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn CPH. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề đánh giá đúng năng lực SXKD của công ty; chấn chỉnh ý thức làm việc, xử lý tình huống của cán bộ công nhân viên, nhất là bộ phận lao động trực tiếp, thực hiện hợp lý hơn cơ chế khoán của công ty cho phù hợp với đặc điểm lao động và hoạt động của công ty. Về phía nhà nước cần hoàn thiện và cụ thể các cơ chế nhất là cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp CPH, giảm thiểu việc đối xử thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp với DNNN. Định rõ quyền hạn và danh giới của nhà nước trong CTCP.

Để bản luận văn được hoàn thành em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, của các cô chú trong phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. GS.TS. Ngô Đình Giao- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997

2. Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam- PGS.TS. Hoàng Công Thi và TS. Phùng Thị Đoan. NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 1992

3. PGS.TS Ngô Quang Minh- Kinh tế nhà nước và đổi mới kinh tế nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội- 2001.

4. Bộ Tài chính- Chế độ tài chính về công ty nhà nước và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. NXB Hà nội, 2005

5. Lý thuyết quản trị doanh nghiệp- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội-1998.

6. PGS.TS Trần Đình Ty, “Doanh nghiệp sau cổ phần hoá: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí Kinh tế và dự báo- Hà Nội, số tháng 11/2005

7. Phạm Tuấn Anh, “Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá”. Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội- số 116 tháng 09/2005,

8. Ban đổi mới và phát triển DNNN Bộ GTVT, “Những nội dung cụ thể việc sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN Bộ Giao thông vận tải thời gian tới”, tạp chí Giao thông vận tải- Hà nội, số tháng 04/2001.

9. "Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: đầu xuôi nhưng đuôi chưa lọt". Tạp chí Thị trường tài chính, số 22( tháng 11 năm 2005)

10. dangcongsan.vn

11. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc. 12. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc 5 năm sau CPH.

13. Các báo cáo kết quả SXKD và phong trào thi đua các năm 2000 đến 2005 14. Kế hoạch SXKD năm 2006

Các từ viết tắt đã sử dụng trong bài:

SXKD : Sản xuất kinh doanh CPH : Cổ phần hoá

CTCP : Công ty cổ phần

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước TSCĐ : Tài sản cố định

HĐQT : Hội đồng quản trị UBND : Uỷ ban nhân dân GTVT : Giao thông vận tải

BẢN CAM ĐOAN

Sv: Nguyễn Thị Lan Hương Lớp: Quản lý kinh tế 44A

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Xin cam đoan đã tự tay viết Luận văn tốt nghiệp này với sự tham khảo các tài liệu đã được liệt kê ở từng trang và ở cuối Luận văn. Nếu sai sót tôi xim hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy chế của Bộ và Nhà trường.

Người làm cam đoan

Phụ lục: Những ưu đãi đối với doanh nghiệp sau cổ phần hoá

ChươngV, điều 36 - Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần

1. Được hưởng ưu đãi như đối với đối với các doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư. (Với những công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán còn được hưởng thêm những ưu đãi theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán).

2. Được miễn phí lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp CPH thành sở hữu của CTCP.

3. Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

4. Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước hoặc được mua lại theo giá thị trường để ổn định hoạt động SXKD.

5.Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp CPH đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.

6. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước.

7. Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hoá, câu lạc bộ, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động. Những tài sản này do công ty cổ phần quản lý.

8. Sau khi chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động ở công ty bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả người lao động tự nguyện thôi việc thì giải quyết:

Trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy phép kinh doanh, người lao động bị mất việc hoặc thôi việc thuộc đối tượng hưởng chính sách cho lao động dôi dư theo nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2000 của Chính phủ thì được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ. Các đối tượng còn lại được hưởng trợ cấp mất việc.Trường hợp lao động bị mất việc trong vòng 4 năm tiếp theo, công ty có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, phần còn lại được thanh toán từ tiền của nhà nước.

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hoạt động SX KD giai đoạn hậu cổ phần hoá (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w