Phân tích tổng quát doanh thu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu (Trang 38)

Bảng 3: Cơ cấu doanh thu của C/N công ty TECAPRO năm 2005 - 2006

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tốc độ tăng (%) 1. DT tiêu thụ hàng hoá. - Hàng quốc phòng 118.254.269.816 12.687.234.104 90,29 9,69 149.987.244.661 13.420.113.275 91,71 8,21 31.732.974.845 732.879.171 26.83 5,77 2.DT HĐTC 16.532.142 0,012 16.771.240 0,014 239.098 1,44 3.DT HĐBT 5.268.896 0,008 108.044.062 0,066 102.775.166 1950,66 Tổng DT 130.963.304.958 100 163.532.173.238 100 32.568.868.280 24,87

Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO

Trong tổng doanh thu mà C/N công ty đạt được thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 90,29% năm 2005 và 91,71% năm 2006. Điều đó cho thấy khối lượng lớn sản phẩm của C/N công

ty được tiêu thụ trên thị trường và đây cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty. Ngoài ra doanh thu hàng quốc phòng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu tiêu thụ, năm 2005 chiếm 9,69% ; năm 2006 giảm xuống còn 8,21%. Chính vì doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá chiếm tỷ trọng cao nên đây cũng là nguồn thu chính để trang trải các hoạt động của công ty.

Doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu lên. Năm 2005 doanh thu HĐTC chiếm 0,012% và tăng lên 0,014% trong tổng doanh thu vào năm 2006. Doanh thu HĐTC năm 2006 tăng 1,44% so với năm 2005. Hoạt động tài chính của C/N công ty cũng là hoạt động để công ty tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy để HĐTC chiếm tỷ trọng cao hơn nữa Công ty phải nắm bắt xu thế của nền kinh tế và phải biết đầu tư góp vốn đúng thời điểm, sử dụng vốn có hiệu quả.

Doanh thu hoạt động bất thường năm 2006 tăng lên rất nhiều, so với năm 2005 tăng 1950,66% đây cũng là một khoản thu lớn cho công ty. Tuy hoạt động bất thường không mang tính thường xuyên nhưng nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của công ty. Đặc biệt trong năm 2006, doanh thu từ 5.268.896 đồng năm 2005 đã tăng lên tới 108.044.062 đồng. Nhìn chung ta thấy tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 26,83%.

2.3.2 Các nhân tố làm ảnh hưởng tới việc tăng, giảm doanh thu.

2.3.2.1 Những mặt hàng bán ra.

Bảng 4: Kết cấu doanh thu theo sản phẩm

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng (%) năm 2005 Năm 2006 Tỷ trọng (%) năm 2006 Chênh lệch năm 2006 so với 2005 Tổng DT tiêu thụ hàng hoá 118.254.269.816 100 149.987.244.661 100 31.732.974.845

1. DT bán các sản phẩm chủ yếu. 108.198.038.516 91,49 148.711.305.392 99,15 40.513.264.876 -Máy tính PC 19.364.210.100 17,89 28.278.921.300 19,01 8.914.711.200 -Máy tính xách tay 10.700.546.201 9,89 25.013.547.910 16,82 14.313.001.709 -Máy chủ 12.233.045.960 11,3 10.897.364.500 7,32 -1.335.681.460 -Thiết bị mạng 15.461.253.870 14,28 21.399.250.110 14,39 5.927.996.540 - Thiết bị ngoại vi 14.314.274.004 13,23 16.511.332.407 11,1 2.197.058.403 - Phần mềm 7.318.750.000 6,76 10.872.361.500 7,31 343.611.500 -Thiết bị bưu chính, viễn thông 17.434.707.427 16,11 23.884.850.600 16,06 6.450.143.173 -Thiết bị y tế 11.381.250.954 10,54 11.843.677.065 7,96 462.426.111 2.DT các sản phẩm khác. 10.046.231.300 8,51 12.158.300.769 0,85 2.112.069.469

Nguồn: Phòng kinh doanh – C/N Công ty TECAPRO

Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng năm 2006 đạt 149.987.244.661đồng tăng 31.732.974.845đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 26,83%. Doanh thu bán hàng tăng là do:

- Doanh thu các sản phẩm chủ yếu tăng, năm 2006 đạt 148.711.305.392đồng đã tăng 40.513.264.876đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng 37,44%. Xét về tỷ trọng sản phẩm chủ yếu năm 2006 chiếm 99,15% trong tổng doanh thu.

- Doanh thu các sản phẩm khác gồm Bàn phím, Chuột, Ram, Màn hình…cũng tăng. Năm 2006 đạt 12.158.300.769đồng, tăng 2.112.069.469đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng, doanh thu của các sản phẩm khác năm 2006 chiếm 0,85% trong tổng doanh thu.

Như vậy ta thấy trong tổng doanh thu thì doanh thu bán các sản phẩm chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn, cụ thể là:

+ Máy tính PC:

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 28.278.921.300đồng so với năm 2005 tăng 8.914.711.200 đồng. Xét về tỷ trọng chiếm 19,01% trong tổng doanh thu.

+ Máy tính xách tay:

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 25.013.547.910đồng so với năm 2005 thì tăng 14.313.001.709đồng. Xét về tỷ trọng chiếm 16,82% trong tổng doanh thu. Doanh thu mặt hàng này tăng nhiều nhất trong những mặt hàng chủ yếu. Bởi vì trong những năm gần đây xu hướng dùng máy tính xách tay ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp cũng như cá nhân người tiêu dùng.

+ Máy chủ:

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 10.897.364.500 đồng, giảm 1.335.681.460đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 7,32% trong tổng doanh thu. Mặt hàng này doanh thu giảm là do có nhiều doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh với mức giá rẻ hơn. Mặc dù đây cũng là một trong những mặt hàng đang được gia tăng về số lượng bán ra cũng như nhu cầu trên thị trường.

+ Thiết bị mạng:

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 là 10.897.364.500đồng, tăng 5.927.996.540đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 14,39%. Đây cũng là mặt hàng đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới do ngành công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển. Nên đối với C/N cần quan tâm hơn nữa đến số lượng, chất lượng, giá cả để đáp ứng nhanh nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.

+ Thiết bị ngoại vi:

Năm 2006 doanh thu mặt hàng này là 16.511.332.407đồng, tăng 2.197.058.403đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 11,1% trong tổng doanh thu.

+ Phần mềm:

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 10.872.361.500đồng, tăng 343.611.500đồng so với năm 2005. Xét về tỷ trọng chiếm 7,31% trong tổng doanh thu.

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 23.884.850.600đồng, tăng 6.450.143.173đồng so với năm 2005.Xét về tỷ trọng chiếm trong tổng doanh thu. Doanh thu mặt hàng này của C/N tương đối cao, là đại lý cung cấp thiết bị bưu chính của các hãng như BBH, FL. CMC… được các bạn hàng ưa chuộng và tin dùng.

+ Thiết bị y tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu mặt hàng này năm 2006 đạt 11.843.677.065đồng, tăng 462.426.111 đồng so với năm 2005.Xét về tỷ trọng chiếm 7,96% trong tổng doanh thu.

Như vậy qua sự phân tích trên cho ta thấy rằng doanh thu bán hàng tăng nhưng tốc độ tăng chậm so với sự phát triển ngành như hiện nay,nhất là việc ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Công ty cần quan tâm hơn nữa để mở rộng thị trường tiêu thụ.

2.3.2.2 Giá cả và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

C/N công ty TECAPRO thành lập cho mình một bộ phận làm giá, hợp đồng giá khi xây dựng chính sách để đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc: “Đảm bảo bù đắp hoàn toàn những chi phí phân phối, tiêu thụ, đảm bảo mức lợi nhuận nhất định trước những công sức và rủi ro phải gánh chịu”.

Tuy nhiên khi sản phẩm được mang đi tiêu thụ thì tuỳ theo tình hình bíên động của thị trường mà có sự điều chỉnh hợp lý thể hiện sự linh hoạt của chính sách giá và phù hợp với mục tiêu của C/N công ty.

Hiện nay chất lượng sản phẩm dịch vụ của C/N công ty cao tuy nhiên sản phẩm công ty còn ít về chủng loại, giá lại cao, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân Việt Nam. Nguyên nhân của việc giá cả cao là do chi phí hàng nhập khẩu cao cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý lớn vì thế làm tăng giá thành sản phẩm làm suy yếu khả năng cạnh tranh trong khi đó sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế hơn công ty. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ làm giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của C/N công ty.

Để thấy rõ nguyên nhân tăng giảm giá bán sản phẩm ta hãy đi sâu vào phân tích dưới đây.

Bảng 5: Giá thành sản phẩm toàn bộ năm 2005-2006

Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO

Giá thành toàn bộ là một trong những nhân tố có liên quan chặt chẽ tới doanh thu và lợi nhuận của công ty. Nếu như doanh thu lớn hơn kéo theo đó giá thành toàn bộ sản phẩm lớn tức chi phí nhiều thì lợi nhuận sẽ nhỏ. Trong khi các nhân tố khác không đổi, trị số của chỉ tieu này tăng hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hoặc giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hoặc giảm bớt một lượng tương ứng. Nhìn vào bảng phân tích hoạt động kinh doanh của C/N công ty TECAPRO ta thấy:

- Doanh thu thuần năm 2006 so với năm 2005 tăng 24,79%. Nếu so sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng giá thành toàn bộ thì tốc độ tăng giá thành toàn bộ cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể tốc độ tăng doanh thu là 24,79% còn tốc độ tăng giá thành toàn bộ là 25,13%. Điều đó cho thấy công ty cần xem xét lại các chi phí mặc dù năm 2006 chi phí quản lý có giảm nhưng không nhiều, cần phải giảm nhiều hơn nữa. Hoạt động kinh doanh của C/N công ty có lãi nhưng với tốc độ giá thành sản xuất của công ty như hiện nay thì hạ giá toàn bộ là rất khó. Vì thế mà qua bảng theo dõi lợi nhuận qua các năm của C/N công ty ta thấy mặc dù doanh thu lớn nhưng lợi nhuận rất nhỏ thậm chí là không có lãi. Lý do tăng giá thành chính là giá vốn hàng mua cao. Do đó C/N công ty cần tìm nhập hàng của những công ty có giá thấp để giảm giá thành toàn bộ.

-Về chi phí bán hàng năm 2006 so với năm 2005 vẫn còn tăng cao điều này làm tăng giá thành toàn bộ dẫn đến việc giá bán cao ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Nhưng chi phí quản lý lại giảm cũng đáng kể điều này rất

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch tỷ lệ(%) 1.Doanh thu thuần 130.941.503.920 163.407.357.936 32.465.854.016 24,79 2.Giá vốn hàng bán 121.288.063.885 154.727.843.214 33.439.779.329 27,57 3. Chi phí quản lý 7.892.638.132 7.053.411.943 -839.226.189 -10,63 4.Chi phí bán hàng 631.089.547 649.633.877 18.544.330 2,93 5.Giá thành toàn bộ 129.811.791.564 162.430.889.034 32.619.097.470 25,13

quan trọng nó góp phần làm giảm giá thành toàn bộ và làm tăng doanh thu. Qua bảng phân tích hoạt động kinh doanh của C/N công ty ta thấy, năm 2006 chi phí bán hàng tăng 2,39% so với năm 2005; chi phí quản lý giảm 10,63%. Dù giảm được chi phí quản lý nhưng lợi nhuận năm 2006 vẫn không tăng là do chi phí bán hàng tăng cao hơn tốc độ tăng chi phí.

2.3.2.3 Thị trường tiêu thụ.

C/N công ty đã phải trải qua những giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn có một chỗ đứng như hiện nay là nhờ chất lượng đảm bảo song trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt không chỉ với hàng ngoại nhập mà với cả hàng nội địa công ty vẫn đứng vững thì đó là sự đóng góp không nhỏ của mạng lưới tiêu thụ.

Đến nay, thị trường trong nước C/N công ty đã có chỗ đứng vững chắc, có uy tín. Công ty đã mở đại lý bán hàng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước tuy nhiên mạng lưới tiêu thụ của công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng thị trường vì công ty còn nhiều khách hàng tự tìm đến chứ không phải công ty tìm đến họ.

Trong 3 năm gần đây, những mặt hàng chính của C/N công ty phải cạnh tranh với rất nhiều hàng trong nước cũng như hàng nước ngoài, một số đối thủ cạnh tranh lớn như: Công ty phát triển Đầu tư Công nghệ; Công ty Thương mại và dịch vụ TTC Co.Ltt; Công ty FPT; Công ty TTS…và còn rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh khác nữa. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị kinh doanh đó buộc C/N công ty phải theo sát định hướng và nắm bắt được thị trường, năng động tìm kiếm và lôi kéo được khách hàng mới có nhu cầu về hàng hoá của C/n công ty mình.

Do TECAPRO là công ty kinh doanh máy tính mà đây là mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao C/N công ty phải nhập về từ Mỹ, Úc,…những mặt hàng này thường nhập không thường xuyên và gây tốn kém chi phí vì vậy công ty chỉ đặt mua khi nào khách hàng có nhu cầu nên đôi khi những khách hàng cần ngay hàng nhưng lại không có dẫn đến khách hàng bỏ đi cũng không ít. Điều này đã làm giảm lượng tiêu thụ trên thị trường.

Trên thị trường quốc tế, khách hàng mua chủ yếu là được công ty có trụ sở ở Miền Nam đáp ứng.

2.3.2.4 Hàng tồn kho.

Lượng hàng tồn kho của C/N công ty năm 2005 là 9.277.292.348đồng và năm 2006 là 27.019.092.843đồng tốc độ tăng 191,24% đây là một con số rất lớn tốc độ tăng quá nhanh, nguyên nhân của việc tăng là do khối lượng hàng gửi bán năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.520.332.417đồng. Phần tăng còn lại là hàng mua đang đi trên đường; khối lượng thành phẩm tồn kho…Việc giảm giá hàng tồn kho ở C/N công ty xảy ra khá thường xuyên nhưng C/N công ty chưa lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bên cạnh đó dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng chưa được C/N công ty lập mặc dù doanh thu chậm trả trên tổng doanh thu chiếm tỷ trọng khá lớn, tổng số phải thu chiếm gần 1/2 tổng tài sản của doanh nghiệp.

2.3.3 Về quan hệ vốn với doanh thu.

Bảng 7: Tình hình về vốn và doanh thu

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng kế toán – C/N công ty TECAPRO.

C/N công ty đang mở rộng quy mô hoạt động, vốn tăng khá nhanh, năm 2006 so với năm 2005 tăng 92.622.550.345đồng, tỷ trọng 113,8% trong khi đó tổng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 32.568.868.280đồng tức là tăng 24,87%. Vậy ta thấy tốc độ tăng vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu.

Qua bảng trên ta tính được: + Đối với vốn cố định.

Hiệu suất sử dụng VCĐ(năm 2005) = 130.941.503.920/544.732.157 = 240,37đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều này cho thấy mỗi một đồng vốn cố định được đầu tư vào kinh doanh đem lại 240,37đồng doanh thu và chứng tỏ rằng hiệu suất sử dụng vốn cố định cao.

Hiệu suất sử dụng VCĐ(năm 2006) = 163.407.357.936/412.379.724= 396,25đồng

Như vậy so với năm 2005 thì năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn cố định là cao hơn, C/N công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Mặc dù năm 2006 C/N công ty có giảm vốn cố định nhưng lại làm tăng doanh thu.

+ Đối với vốn lưu động.

Vòng quay TSLĐ(năm 2005) = 130.941.503.920/80.816.031.203=1,62đồng Vòng quay TSLĐ(năm 2006)= 163.407.357.936/173.580.933.981=0,94đồng.

Chỉ tiêu Giá trị

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1.Tổng VKD 65.466.454.723 81.360.763.360 173.993.313.705

- Vốn cố định 702.760.719 544.732.157 412.379.724

- Vốn lưu động 64.763.694.004 80.816.031.203 173.580.933.981 2.Doanh thu 97.450.881.503 130.941.503.920 163.407.357.936

So với năm 2005 thì năm 2006 hiệu suất sử dụng vốn lưu động thấp hơn. Một đồng tài sản lưu động năm 2006 chỉ đem lại 0,94 đồng doanh thu, ít hơn năm 2005 là 0,68đồng. Kết quả này cho thấy C/N công ty cần xem lại cách sử dụng vốn lưu động của mình.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ C/N CÔNG TY.

2.4.1 Những ưu điểm, thuận lợi trong kinh doanh.

Từ một doanh nghiệp nhỏ khi mới thành lập đến nay công ty đã trở thành một trong những công ty có lượng vốn tăng trưởng nhanh và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao của đảng, sự nỗ lực không ngừng vươn lên của ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty luôn lấy chữ tín, kỹ thuật tiên tiến nhiệt tình phục vụ làm phương châm hoạt động do vậy công ty luôn được các đối tác và bạn hàng tín nhiệm từ đó đã có những bước tiến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chính điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh cũng như khả năng bán hàng tốt hơn tạo nhiều

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng doanh thu (Trang 38)