III. Hiệu suất sử dụng ch
3.3.2 Một số giải pháp để nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty
3.3.2.1 Giải pháp về chi phí
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tức là tăng lợi nhuận đòi hỏi công ty phải có những biện pháp tiết kiệm chi phí một cách tối đa. Trong những năm qua giá vốn bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, nó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy để giảm thiểu chi phí này công ty phải:
Trước hết phải lựa chọn nguồn hàng mua với giá hợp lý, điều kiện chuyên chở thuận tiện sẽ làm giảm giá vốn bán hàng cho công ty. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập vào tốt hơn để đảm bảo chất lượng hàng hóa bán ra là tốt nhất và giảm thiểu chi phí.
Giảm chi phí về điện nước, điện thoại, sử dụng hợp lý, triệt để và bảo quản tốt TSCĐ trong quản lý và bán hàng. Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.
Giảm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa bằng cách vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ một cách đồng bộ, liên quan đến nhau để tận dụng tốt khả năng vận chuyển các phương tiện, tránh lãng phí trong lưu thông hàng hóa, giảm bớt chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa, giảm thiểu các dịch vụ khác…
Bảo quản tốt hàng hóa trong kho tránh để hư hỏng, hao hụt. Thường xuyên kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Một lãng phí khác cũng chiếm tỷ trọng lớn đó là chi phí tài chính. Do lượng vốn kinh doanh nhỏ nên công ty phải thường xuyên vay vốn của ngân hàng làm cho chi phí lãi vay tương đối cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Do vậy để giảm lượng vốn vay mà vẫn có vốn để hoạt động công ty phải thực hiện tốt công tác thu hồi nợ của khách hàng, có chiến lược tiêu thụ hàng hóa được lưu chuyển liên tục như vậy lượng vốn kinh doanh sẽ quay vòng nhanh.
3.3.2.2 Giải pháp về thị trường
Như chúng ta đã biết trong quá trình HĐKD công ty đã hình thành mạng lưới tiêu thụ nhất định xong khả năng mở rộng mạng lưới tiêu thụ của công ty vẫn còn phát triển. Công ty cần chủ động tìm đến khách hàng. Trong những năm gần đây thị trường tiêu thụ này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ công ty cần:
Tiếp tục củng cố và duy trì thị trường tiêu thụ sẵn có, tổ chức tốt hoạt động nghiên cứu thị trường để mở rộng tiêu thụ hàng hóa sang các thị trường khác.
Tạo dựng uy tín, thu hút khách hàng quen thuộc. Tìm kiếm thăm dò thị trường mới, thị trường tiềm năng để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng, bạn hàng đối với hàng hóa của công ty.
Điều tra nghiên cứu phân tích thị trường để nắm bắt được những gì thị trường cần, giá cả của hàng hóa, sức mua cũng như tình hình cạnh tranh của thị
trường đó. Trên cơ sở đó công ty lựa chọn những mặt hàng kinh doanh, đối tượng giao dịch, phương thức giao dịch và số lượng hàng hóa giao dịch.
4.5.2.3 Giải pháp về giá cả
Giá cả hàng hóa sẽ quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Để có chính sách giá cả hợp lý, có thể dùng làm công cụ cạnh tranh trên thị trường thì công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
Có chính sách giá cả linh hoạt theo thị trường. Đối với những mặt hàng có lợi thế công ty công ty có thể áp giá để tăng lợi nhuận, còn đối với những mặt hàng mang tính phổ biến thì giá cả của công ty phải ngang bằng giá của đối thủ nhưng dịch vụ bán hàng tốt hơn hoặc thấp hơn giá của đối thủ.
Có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng chính sách trên cơ sở ước lượng được tổng cầu hàng hóa đồng thời cũng phải phù hợp với đặc điểm của thị trường cũng như thời gian cụ thể.
Cơ sở để giảm giá là giá vốn thấp, vì vậy công ty nên nghiên cứu xem nên chọn nguồn hàng nào là hợp lý, có giá thấp để công ty dễ định giá bán.
3.3.2.4 Giải pháp về công tác tổ chức quản lý tiêu thụ hàng hóa
Hàng hóa có tiêu thụ được thì công ty mới có doanh thu từ đó mới có lợi nhuận. Để hàng hóa tiêu thụ nhiều thì công tác bán hàng phải tốt, muốn vậy công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Hoàn thiện công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại công ty: nâng cao hơn nữa chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa cung cấp, thực hiện khoán doanh thu cho bộ phận bán hàng. Khai thác có hiệu quả trên các mặt hàng hiện đang có lợi thế, từng bước đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.
Thành lập bộ phận Maketing chuyên khai thác thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của hàng hóa.
Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ, giao tiếp tốt, nhiệt tình, năng động sáng tạo. Thực hiện phương châm “ khách hàng là thượng đế”.
Làm tốt khâu giới thiệu sản phẩm hàng hóa.
Dịch vụ sau bán hàng cần phải được quan tâm, đảm bảo chất lượng phục vụ là tốt nhất.
Thường xuyên quảng bá hàng hóa, có những chính sách khuyến mại, giảm giá để thu hút khách hàng.
3.3.2.5 Giải pháp về vốn
Như chúng ta đã biết, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay, tỷ suất sinh lời của vốn thấp và hiệu quả sử dụng vốn không cao. Ngoài ra công tác thu hồi nợ còn kém, hàng hóa tồn kho nên bị ứ đọng vốn. Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Tiến hành thẩm định những phương án kinh doanh đảm bảo thu hồi nợ tốt. Tìm kiếm những khách hàng có uy tín, có vị thế trên thị trường để hàng hóa của công ty được luôn chuyển nhanh hơn, làm tăng khả năng quay vòng vốn.
PHẦN IV