Máy thử ống phóng lôi:

Một phần của tài liệu kết cấu kỹ thuật trạm truyền thanh truyền hình (Trang 42 - 46)

2- Mạch báo hiệu vị trí:

2.3.3. Máy thử ống phóng lôi:

Thiết bị đo thử ống phóng lôi thường dùng là máy thử ống phóng lôi: P-2. Máy này có thể đo thử các ống phóng lôi có điện áp phóng điện trong phạm vi 220V đến 560V.

Sơ đồ nguyên lý của máy ∆P-2 như hình 2.3.12 Theo sơ đồ này, ta thấy máy ∆P-2 gồm có: - Bộ phát điện xoay chiều quay tay (1) - Biến áp tự ngẫu (4)

- Đèn neon chỉ thị (8)

- Khoá gạt chuyển vị trí công tác (10)

- Chuyển mạch thang điện áp đo thử (5) và một số linh kiện phụ (tụ điện, điện trở, chiết áp…)

Chuyển mạch (5) có 7 vị trí tương ứng với các trị số điện áp đem đo thử sau: - Vị trí 1: 220V - Vị trí 2: 280V - Vị trí 3: 340V - Vị trí 4: 390V - Vị trí 5: 450V - Vị trí 6: 500V - Vị trí 7: 560V

Khi quay máy phát điện (1) với tốc độ quay tối thiểu 3 vòng/giây, thì điện áp đem đo thử qua biến áp tự ngẫu được đấu với các đế phóng lôi cần đo thử. Đèn neon chỉ thị (8) sẽ sáng khi ống phóng lôi đem đo thử có phóng điện.

Để kiểm tra tốc độ quay và kiểm tra mạch điện, người ta có bố trí khoá gạt chuyển vị trí công tác 10 ở vị trí kiểm tra. Lúc này, sơ đồ mạch điện như hình 2.2.13

Hình 2.2.13:

Nếu mạch điện tốt và tốc độ quay đủ nhanh (từ 3 vòng/giây trở lên), thì đèn neon chỉ thị sáng đủ cả vòng tròn. Nếu đèn neon chỉ sáng từng phần, thì tốc độ quay chưa đủ. Nếu đèn neon không sáng là mạch điện đó bị hỏng, không đo thử được.

Ngoài tác dụng đo thử điện áp phóng điện của phóng lôi, máy ∆P-2 còn có thể đo thử điện trở cách điện giữa hai cực của ống phóng lôi. Lúc này, chuyển khoá gạt 10 sang vị trí “Thử cách điện”. Sơ đồ mạch điện như hình 2.3.14

Nếu điện trở cách điện thấp dưới 50MΩ, thì khi quay máy phát điện, đèn neon chỉ thị sẽ sáng. Khi khoá gạt chuyển vị trí công tác 10 ở vị trí “Đo thử” thì mạch điện như hình 2.3.15.

Hình 2.3.15

Kết cấu và bố trí cácd bộ phận trên máy: ∆P-2 như hình 2.3.16

Máy ∆P-2 có kích thước 265 x 160 x 190mm và nặng 6kg. Máy có quai để có thể đeo, xách công tác.

Trên mặt máy có thể phóng lôi kiểu gài và để phóng lôi kiểu vặn ốc, để đấu các loại ống phóng lôi đem đo thử. Trình tự sử dụng máy để do thử như sau:

Hình 2.3.16: Máy đo thử ống phóng lôi MP-2

1- Đấu ống phóng lôi cần đo thử vào đế thích hợp trên mặt máy (để kiểu gài hoặc để kiểu vặn ốc); hoặc dùng dây đo và kẹp mõm sấu đấu vào hai cọc đo.

2- Gạt khoá chuyển mạch 10 vào vị trí “Kiểm tra” và quay máy phát điện. Nhìn đèn neon chỉ thị, đèn sáng cả vành tròn là tốt, nếu đèn chỉ sáng từng phần thì phải tăng tốc độ quay.

3- Tuỳ theo loại ống phóng lôi đem thử ứng với từng trị số điện áp phóng điện, mà vặn chuyển mạch thang điện áp 5 vào vị trí tương ứng thích hợp. Trị số điện áp ứng với từng vị trí có ghi ở bảng gần ở mặt trong của nắp máy.

4- Quay máy phát điện với tốc độ như nói ở bước 2 khoá gạt vị trí công tác 10 vẫn để ở vị trí “Kiểm tra”. Quan sát đèn enon chỉ thị, phải thấy sáng cả vành tròn.

5- Vẫn giữ nguyên tốc độ quay, gạt khoá gạt vị trí công tác 10 về vị trí “Thử cách điện”. Nếu đèn neon không sáng là điện trở cách điện trên 50MΩ, chứng tỏ ống phóng lôi tốt.

Nếu đèn neon sáng là điện trở cách điện nhỏ hơn 50MΩ, không đạt. Phải lau chùi kỹ các điện cực của ống phóng lôi, nếu thử lại vẫn không đạt về độ cách điện thì phải loại bỏ.

6- Vẫn giữ nguyên tốc độ quay, gạt khoá gạt vị trí công tác 10 về vị trí “Đo thử”. Lúc này nếu đèn nêon chỉ thị có sáng là ống phóng lôi có phóng điện

tốt. Nếu đèn nêon chỉ thị không sáng là ống phóng lôi không phóng điện, không đạt, phải loại bỏ.

Ngoài ra, trong trạm máy còn phải có các loại đồng hồ vạn năng 500T, AVC để đo và sửa chữa các sự cố của máy móc. Các đồng hồ đo này, ta đã nghiên cứu kỹ trong phần đo lường vô tuyến điện.

Một phần của tài liệu kết cấu kỹ thuật trạm truyền thanh truyền hình (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w