Giải pháp thị trường:

Một phần của tài liệu Đề tài “Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2005”. pptx (Trang 28 - 30)

Thị trường tác động đến tiêu thụ sản phẩm và do đó tác động đến cơ cấu kinh tế vùng. Cần phải đảm bảo “đầu vào” cũng như “đầu ra” cho sản xuất. Để đảm bảo “đầu vào” cho sản xuất cần phải tìm kiếm các nơi cung cấp tin cậy. Cần xây dựng mạng lưới phân phối vật tư hợp lý, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vật tư và các hợp tác xã dịch vụ .

Thực hiện giá bán vật tư theo quan hệ “cung – cầu” trên thị trường. Tuy nhiên nhà nước cần quy định mức giá và trợ giá khi cần thiết. Trợ giá vật tư được thực hiện thông qua việc không thu phí vận chuyển, chi phí bảo quản và bù giá. Trong việc cung ứng vật tư, có thể bán chịu, nhận hàng trước, trả tiền sau đến thời kỳ thu tiền với lãi xuất thấp, đặc biệt đối với vật tư nông nghiệp.

Để đảm bảo “đầu ra” cho sản xuất, các cơ quan , doanh nghiệp cần nâng cao trình độ dự báo nhu cầu thị trường để định hướng đúng loại sản phẩm hàng hoá cần sản xuất về quy mô, chất lượng và tốc độ phát triển. Cần tổ chức các trung tâm thông tin chuyên nghành thu thập xử lý các số liệu thành những thông tin thiết thực. Nguồn kinh phí cung cấp cho các trung tâm do các thành viên đóng góp một khoản nhất định thường kỳ hoặc thu dịch vụ phí. Ngoài ra ở các công ty, doanh nghiệp cần tổ chức bộ phận marketing có nhiệm vụ thu htập, phân tích và khai thác thị trường.

Đối với nông sản hàng hoá, cần tổ chức mạng lưới thu mua nông sản. Mạng lưới đó gồm thương lái “hàng xáo”, nông dân thu gom, chủ máy xay xát dự trữ nhỏ, doanh nghiệp tư nhân tổ chức xay xát dự trữ cung ứng cho các công ty lớn hoặc tổ chức các hợp tác xã dịch vụ có mạng lưới tiêu thụ và bảo quản chế biến.

d.Giải pháp điều hành vĩ mô:

Vai trò của chính sách vĩ mô là hết sức quan trọng, là yếu tố cơ bản quyết định thực hiện thành công sự tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Chính sách tài chính: Tăng thu thuế trên cơ sở khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu chứ không phải thu thuế non, tăng cường địa phương tự chủ về tài chính

- Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh lãi suất hợp lý đảm bảo thu hút nguồn tiền trong dân và tăng cường cho vay đầu tư sản xuất, thiết lập thị trường vốn

- Chính sách giá: Quy định mức giá sàn, giá trần đối với một số sản phẩm. Cần hình thành giá nông sản và giá hàng công nghiệp sao cho cánh kéo giá hai loại hàng này không ngày càng chênh lệch, về cơ bản giá của hai loại hàng này cần phù hợp với giá cả quốc tế.

Kết luận

Điều chỉnh cơ cấu ngành là nội dung quan trọng của cải cách kinh tế: Mục tiêu điều chỉnh cơ cấu ngành của các nước phát triển là nâng cấp và giữ vững địa vị dẫn đầu của các ngành trong nền kinh tế thế giới. Điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất của các nước công nghiệp mới là tăng cường năng lực cạnh tranh cho mình, rút ngắn khoảng cách giữa nước mình với các nước tiên tiến về thu nhập và trình độ của lực lượng sản xuất. Các nước đang phát triển lợi dụng việc điều chỉnh cơ cấu ngành, khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế của những nước đi sau, để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Sự điều chỉnh của các nước đều dựa theo cơ cấu dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, trong đó tỷ trọng của ngành dịch vụ ngày càng tăng.

Đối với nước ta là một nước đang phát triển, có xuất phát điểm thấp để tránh tụt hậu và đạt mục tiêu Đại hội Đảng VIII đã đề ra là: Đưa đất nước ta từ nay đến 2020 trở thành một nước công nghiệp, có lực lượng sản xuất tương đối hiện đại.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược nêu trên, cụ thể trong nội bộ từng ngành cũng có những chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo bước tăng trưởng cao, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để có một sự tăng trưởng bền vững , tránh được những nguy cơ và thách thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo đà cho tăng trưởng giai đoạn tiếp sau. Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng khai thác lợi thế so sánh và thế mạnh của từng ngành. Muốn vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành nông nghiệp, Nhà nước phải có những chính sách đúng đắn và hợp lý để hướng chuyển dịch ngành nông nghiệp theo đúng mục tiêu đã đặt ra. Do thời gian có hạn những vấn đề mà em tìm hiểu và trình bày trên đây còn có nhiều thiếu sót. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm cảm ơn tới cô Trịnh Thu Thuỷ, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

Một phần của tài liệu Đề tài “Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2005”. pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)