Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC) (Trang 63 - 64)

Các khoản phải thu tuy có tác động làm tăng doanh thu bán hàng, làm giảm chi phí tồn kho của hàng hoá, làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và phần nào hạn chế được hao mòn vô hình, song nó cũng làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân quỹ. Các khoản phải thu cũng chịu rủi ro nhất định khi người mua không chịu trả tiền. Vì vậy, người quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm để quyết định có cho mua chịu hay không.

Tình trạng thực tế của công ty Dịch vụ và Thương mại TSC là các khoản phải thu ngày càng tăng. Năm 2001 các khoản phải thu là 9,2 tỷ, thì năm 2002 nó tăng lên 12,2 tỷ chiếm 60% tỷ trọng tài sản lưu động. Như vậy tài sản của công ty bị chiếm dụng khá lớn. Chính vì vậy, cần phải quản lý chặt chẽ các khoản phải thu để công ty vừa có thể gia tăng doanh thu, tận dụng tối đa khả năng tiêu thụ hiện có, đảm bảo tính hiệu quả.

Các biện pháp để giảm thiểu các khoản phải thu tốt nhất là:

Trước khi ra quyết định bán chịu hay không công ty cần phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và đánh giá các khoản tín dụng được đề nghị. Đánh giá khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh toán đúng thời hạn hay không ? Để

làm được việc này, công ty phải xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn tín dụng đối với các khách hàng thường xuyên mua chịu với khối lượng lớn như: phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng; tài sản thế chấp; điều kiện kinh tế của khách hàng. Tiếp theo, công ty cần phân tích đánh giá giữa thu nhập và chi phí của khoản tín dụng đó. Công ty chỉ cung cấp khoản tín dụng cho các khách hàng có khả năng trả nợ đúng thời hạn, chi phí phải thấp hơn thu nhập.

Ngoài ra, công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách: sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết thu nợ khi đến hạn; theo dõi kỳ thu tiền bình quân khi thấy kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh thu không tăng nghĩa là công ty đang bị ứ đọng ở khâu thanh toán cần phải có biện pháp kịp thời giải quyết.

Đồng thời, với việc cho khách hàng mua chịu công ty cũng phải lập một quỹ dự phòng rủi ro khi không thu được nợ hoặc không thu được nợ đúng hạn.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Dịch vụ và Thương mại (TSC) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w