Chính sách quản lý nhập khẩu rượu vang của Việt Nam và tác động của những chính sách này:

Một phần của tài liệu Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANO (Trang 58 - 60)

- Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữa TOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN.

3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty:

3.2.2 Chính sách quản lý nhập khẩu rượu vang của Việt Nam và tác động của những chính sách này:

chính sách này:

3.2.2.1 Quản lý của Nhà nước đối với việc nhập khẩu và kinh doanh rượu vang:

Theo Nghị Định số 59/2006 NĐ-CP, nghị định này quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh, rượu vang là một mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh hạn chế, kinh doanh có điều kiện, việc nhập khẩu rượu vang phải tuân thủ đầy đủ các quy định này. Các doanh nghiệp, thương nhân muốn kinh doanh nhập khẩu rượu phải có giấy phép do bộ thương mại cấp. Trên cơ sở giấy phép được cấp, các doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định.

Các doanh nghiệp được cấp giấy phép nhập khẩu rượu phải tuân thực hiện các quy định về nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu như sau:

- Nhập khẩu để trực tiếp tiêu thụ theo kế hoạch của doanh nghiệp,không nhập khẩu ủy thác cho các doanh nghiệp khác dưới bất kỳ hình thức nào.

- Phải tổ chức được hệ thống kinh doanh tiêu thụ rượu nhập khẩu của doanh nghiệp trên thị trường và chỉ được bán rượu cho các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh rượu.

- Phải báo cáo hàng tháng tình hình nhập khẩu và tiêu thụ rượu nhập khẩu về Bộ thương mại và Sở thương mại nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

Những quy định khá chặt chẽ trong việc nhập khẩu và kinh doanh rượu nhập khẩu đã gây ra không ít những khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh mặt hàng này. Thủ tục chuẩn bị rườm rà, qua nhiều giai đoạn, nhiều loại giấy tờ là có thể làm doanh nghiệp mất đi một nguồn hàng, một cơ

hội kinh doanh tốt.

3.2.2.2 Những quy định về thuế nhập khẩu:

Trước đây, Nhà nước tiến hành áp thuế cao đối với mặt hàng rượu nhập khẩu, có nhiều loại thuế tính trên một sản phẩm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, có hiện tượng tính thuế chồng chéo đã khiến cho giá bán rượu ở thị trường trong nước bị đẩy lên rất cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gian lận trốn thuế của các doanh nghiệp nhập khẩu. Cụ thể, trong Luật thuế Xuất nhập khẩu, loại rượu mạnh phải chịu thuế suất lên tới 120%, trong khi loại rượu nhẹ (vang, hoa quả...) chỉ phải chịu thuế suất 100%. Tương tự, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã chia các loại rượu ra thành 4 loại khác nhau với mức thuế suất cao thấp cũng khác nhau, như rượu có độ cồn trên 40 độ chịu thuế suất 75%, rượu độ cồn từ 20 độ đến dưới 40 độ chịu thuế suất 30%, rượu dưới 20 độ chịu thuế suất 20% và rượu thuốc chịu thuế suất 15%...

Khoảng cách quá lớn giữa các mức thuế đã trở thành nguyên nhân chính để các đơn vị nhập khẩu tìm cách gian lận nhằm giảm bớt số thuế phải nộp. Một trong những thủ đoạn gian lận phổ biến hiện nay là trong các lô hàng nhập về, doanh nghiệp trộn lẫn lộn giữa rượu mạnh với rượu nhẹ theo tỷ lệ rượu mạnh nhiều hơn, nhưng khi tiến hành kê khai nộp thuế lại ghi rượu nhẹ nhiều hơn.

Hiện nay, cùng với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải tiến hành cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng trong đó có rượu vang. Theo thỏa thuận tiếp cận thị trường mà Việt Nam kí với EU ngày 3/12/2004, thuế nhập khẩu rượu vang làm từ nho tươi, táo, lê, rượu có độ cồn dưới 80%, rượu mạnh sẽ được giảm từ mức 80% xuống còn 65%. Đây là những tín hiệu mừng cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu rượu vang.

Các tiêu chuẩn kĩ thuật được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế việc nhập khẩu loại hàng hóa đó vào trong nước. Nếu hàng hóa nào mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật thì sẽ không được phép xuất khẩu hàng hóa đó. Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm: những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn đo lường, bao bì đóng gói...

Theo quy định của Chính phủ, chỉ được kinh doanh tiêu thụ trên thị trường những loại rượu có nhãn hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế, đã được dán tem nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để phát hành 2 loại tem dán khác nhau cho rượu nhập khẩu từ quý III tới. Theo đó, rượu có độ cồn thấp dưới 40 độ sẽ được dán tem mầu xanh ghi, còn rượu có độ cồn trên 40 độ sẽ phải dán tem mầu vàng.

Khi hai mẫu tem mới được phát hành, Bộ Tài chính sẽ ngừng cung cấp loại tem dán rượu nhập khẩu hiện được sử dụng chung cho tất cả các loại rượu có độ cồn cao thấp khác nhau.

Theo Bộ Tài chính, thông qua sự khác biệt rõ ràng giữa hai loại tem có thể sớm phát hiện và ngăn chặn tình trạng một số đơn vị nhập khẩu nhập nhằng trong nộp các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt đối với các lô hàng rượu ngoại nhập về. Hiện tại, cả hai loại thuế này đều có sự phân biệt giữa loại rượu mạnh (thuế suất cao) với loại rượu nhẹ (thuế suất thấp). Do các con tem dán rượu mạnh, nhẹ hiện nay như nhau nên khi kiểm tra cơ quan Hải quan rất khó phát hiện sự gian lận này. Ngoài ra, đơn vị nhập khẩu kê khai nhập loại rượu rẻ tiền về chủ yếu để lấy tem dùng vào việc hợp lý hóa cho những lô rượu đắt tiền được nhập lậu...

Một phần của tài liệu Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty CP XNK TP TOCONTAP HANO (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w