Hoạt động ĐTTTNN góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và gia tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế việt nam (Trang 26 - 30)

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.hoạt động ĐTTTNN góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và gia tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế

phát triển và gia tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng và là một điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nó góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển, khắc phục tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới.

Từ khi thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nay, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bình quân 1.111,75 triệu USD / năm. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư nước ngoài bình quân thời kỳ năm 1991-1999 là 16.291 tỷ đồng/ năm. Đối với một nền kinh tế có quy mô như của nước ta thì đây thực sự là lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như chất “xúc tác- điều kiện” để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định. Nếu so với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản xã hội thời kỳ 1991-1999 thì vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26,51% và lượng vốn đầu tư này có xu hướng tăng lên qua các năm.

Bảng 9 : Cơ cấu vốn đầu tư XDCB của Việt Nam thời kỳ 1991-1999

Đơn vị : tỷ đồng

Năm Tổng vốn đầu tư Vốn trong nước Vốn ĐTTT của nước ngoàiSố lượng So với tổng (%)

1992 34737 19552 5185 211993 42177 31556 10621 25,2 1993 42177 31556 10621 25,2 1994 54296 37796 16500 30,4 1995 68048 46048 22000 32,3 1996 79367 56667 22700 28,6 1997 96870 66570 30300 31,3 1998 97336 73036 24300 25 1999 105200 86300 18900 18 2000 120600 98200 22400 18,6 Tổng 712102 527870 174832 24,55

Nguồn : Kinh tế VN và Thế giới 2000-2001 - Thời báo kinh tế Việt Nam

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1995-1999 là 118.200 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cùng thời kỳ này (97389,6 tỷ đồng). Tức là vốn ngân sách Nhà nước dành cho xây dựng cơ bản chỉ bằng 82,4% vốn từ các dự án ĐTTTNN dành cho lĩnh vực này.

Kết quả phân tích cho thấy giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự tương quan với nhau. Hệ số tương quan Pearson bằng 0,773 cho thấy mức độ chặt chẽ của mối quan hệ và đó là tương quan cùng chiều, nghĩa là khi vốn ĐTTTNN tăng lên sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước tăng lên.

Correlations Vốn đầu tư

nước ngoài

Tỷ lệ tiết kiệm / GDP Vốn đầu tư trong nước

Pearson Correlation .810* Pearson Correlation .773* Sig. (2-tailed) .003 Sig. (2-tailed) .009

N 11 N 10

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed)

Kết quả này phù hợp với phân tích của các chuyên gia kinh tế. Theo các chuyên gia quốc tế thì FDI đã tác động đến việc tăng trưởng tổng nguồn vốn đầu tư của các nước đang phát triển, bình quân giai đoạn 1970-1998 cho thấy cứ tăng 1% vốn FDI làm tăng thêm ở mức từ 0,5% - 1,3% vốn đầu tư trong nước. Để xem xét cụ thể hơn mối quan hệ giữa hai dòng vốn đầu tư ở Việt Nam, ta đi ước lượng mô hình với các biến VTN là vốn đầu tư trong nước, VNN là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các biến số trong mô hình được lấy dưới dạng logarit.

Kết quả hồi quy thử nghiệm cho thấy đối với nước ta, vốn ĐTTTNN hầu như không có tác động làm tăng trưởng vốn đầu tư trong nước của năm đó nhưng có tác động rõ rệt đến vốn đầu tư trong nước của năm sau.

Ta có hàm hồi quy mẫu như sau:

LN(VTN)(t) = 5,1168 + 0,60242 * LN(VNN)(t-1)

Các kiểm định cho thấy mô hình đảm bảo được tính phù hợp, các hệ số khác 0 một cách thực sự và có dấu phù hợp với phân tích định tính ở trên. Kết quả ước lượng mô hình chỉ ra rằng, khi các điều kiện khác không đổi, trung bình khi vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước năm sau tăng lên 0,602%.

Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư tư nhân ở hầu hết các nước nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài, đều nhỏ hơn 30%. Điều này cũng lý giải lý do tăng tổng vốn đầu tư của nhiều nước ngoài vốn FDI còn có phần tăng vốn trong nước do tác dụng lan truyền của FDI (spillover effects). Sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. Sự xuất hiện của dự án FDI sẽ kéo theo sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong nước làm nhiệm vụ cung cấp nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ kiện, lao động, dịch vụ...cho dự án này đồng thời đặt ra yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tạo điều kiện cho sự hoạt động của các dự án này. Các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta phải sử dụng đường xá, cầu cống, bến cảng, đất đai, nhà ở, bệnh viện, trường học và các dịch vụ khác của ta và họ phải trả chi phí, như vậy đã làm cho đồng vốn bỏ vào các lĩnh vực này hoạt động náo nhiệt hơn và có hiệu quả hơn.

Ta sẽ ước lượng mô hình với biến độc lập là VNN(t-1) - vốn ĐTTTNN năm (t-1) và biến phụ thuộc là VTN(t) – vốn đầu tư trong nước năm t, để thấy rõ hơn tác động lan truyền của FDI. Kết quả ước lượng mô hình chi tiết được trình bày trong phần phụ lục. Các kiểm định chứng tỏ kết quả ước lượng mô hình có thể chấp nhận được và ta có phương trình hồi quy mẫu như sau :

VTN(t) = 19413,3 + 2,4691 VNN(t-1)

Kết quả trên cho thấy, nếu các điều kiện khác không đổi, trung bình, khi thêm một đồng vốn FDI được đưa vào đầu tư ở nước ta sẽ làm cho vốn đầu tư trong nước năm sau tăng thêm 2,47 đồng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả ước tính của các chuyên gia kinh tế nước ta. Việc vốn FDI chỉ tác động nhiều đến vốn đầu tư trong

nước ở năm sau có thể giải thích là do khoảng cách thời gian từ khi các nhà đầu tư được cấp giấy phép đầu tư tới khi triển khai thực hiện vốn đầu tư. Các dự án ĐTNN chỉ thực sự tác động đến kinh tế trong nước khi triển khai xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phải thấy rằng, tác động dây chuyền của vốn ĐTTTNN ở nước ta như vậy còn khá nhỏ. Sự gia tăng của dòng vốn FDI chưa thực sự tạo ra được động lực mạnh mẽ kích thích nguồn vốn đầu tư trong nước tăng trưởng. Các nhà đầu tư trong nước chưa mạnh dạn và nhanh nhạy nắm bắt, khai thác các cơ hội mà hoạt động ĐTTTNN tạo ra. Việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng mặc dù đã được nhà nước quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác xây dựng các công trình ngoài hàng rào như điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc chậm và thiếu đồng bộ, gây trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù việc này ngoài tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư còn góp phần rất tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nếu các nhà đầu tư trong nước cũng như Chính phủ khai thác một cách tốt hơn mối quan hệ giữa hai dòng vốn này thì có thể làm tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nước đồng thời khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, với các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của mình, thông qua việc nộp ngân sách, tạo thu nhập cho người lao động, kích thích các doanh nghiệp Việt Nam cùng phát triển, khu vực FDI còn góp phần gia tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế, nâng cao năng lực tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng khả năng tự chủ về kinh tế của đất nước. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tích lũy của nền kinh tế liên tục tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ lệ so với GDP. Năm 2000, tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế ước đạt 25% GDP.

Bảng 10 : Tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế (% GDP)

Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999

Tỷ lệ 10.1 13.8 14.5 17.1 18.2 17.2 20.1 21.4 24.6

Nguồn : Kinh tế Việt Nam 1991-2000, Bộ KH - ĐT, tháng 5-2000.

Ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế với dòng vốn ĐTTTNN thông qua kết quả ước lượng mô hình kinh tế lượng, trong đó TLUY là tỷ lệ tích lũy, VNN là lượng vốn FDI, T là biến xu thế và C là hệ số chặn của mô hình. Các biến TLUY và VNN được lấy dưới dạng logarit cơ số e

Ta có hàm hồi quy mẫu như sau:

hay TLUY = e 1,3275 VNN 0,1096 e 0,06561 .T

Như vậy ta thấy rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn FDI tăng lên 1% sẽ làm cho tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế tăng 0,11%. Đồng thời, tỷ lệ tích lũy của nước ta đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Khi các yếu tố khác giữ nguyên như năm trước, tỷ lệ tích lũy năm sau sẽ tăng gấp 1,052 lần (e0,06561 lần).

Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta vì chỉ thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích lũy, chúng ta mới có thể tạo ra khả năng tự lực về kinh tế cho mình trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Để có thể làm được điều này thì việc thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn FDI là một trong những yêu cầu cấp bách.

Những kết quả phân tích trên cho thấy trong những năm qua, vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế việt nam (Trang 26 - 30)