Các biện pháp quản lý nhà nước đối với TTCK

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán (Trang 25 - 27)

Biện pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động đến cá nhân hay tập thể nhằm khuyến khích họ thực hiện tốt công việc. Khác với nguyên tắc quản lý là những yêu cầu bắt buộc phải tuân theo thì biện pháp quản lý là những cách thức linh hoạt mà người quản lý có thể tuỳ chọn và sử dụng phối hợp theo ý mình nhằm tạo ra hiệu quả quản lý cao nhất. Do đó biện pháp quản lý có rất nhiều, hình thức và cách áp dụng cũng khác nhau. Một số biện pháp quản lý điển hình thường được sử dụng là:

6.1. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Hầu hết mọi người chưa có nhận thức và hiểu biết về TTCK do đó họ còn dè dặt trong việc đầu tư vào thị trường này. Bởi vậy, việc trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK để họ có thể hiểu về những lợi ích của hình thức đầu tư mới mẻ này đem lại, đồng thời trang bị cho họ những kĩ năng để họ có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất, tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình, tự phòng chống được các rủi ro khi tham gia trên thị trường,… Vì thế yếu tố giáo dục, xây dựng tâm lý cho người tham gia thị trường là cực kì quan trọng. Việc giáo dục bao gồm công tác vạch đường lối chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp, đào tạo phổ biến kiến thức về thị trường, về chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng và thiết lập những chuẩn mực kinh doanh, kế toán, kiểm toán, xếp hạng cho hoạt động phát hành và bảo lãnh chứng khoán.

6.2. Biện pháp hành chính luật pháp

Biện pháp này có tác động trực tiếp và có vai trò lớn nhất trong các biện pháp quản lý của Chính phủ ở các TTCK mới nổi bởi ở những thị trường này mọi hoạt động đang đều ở giai đoạn mới hình thành, hơn thế nữa nhiều khi lại ra đời không theo con đường tự nhiên như ở các nước phát triển. Nhà nước đóng vai trò chính trong việc điều hành và hướng dẫn thị trường. Ngoài ra, cho dù ở bất kỳ TTCK nào thì hình thức quản lý cơ bản nhất vẫn là luật pháp. Bởi đây là một thị trường đầy tính phức tạp thì luật pháp rõ ràng gần như là một điều kiện tiên quyết để có một thị trường hoạt động trong khuôn khổ và ổn định. Luật pháp về chứng khoán phải được hiểu là cả một hệ thống gồm Luật Chứng khoán

và các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,… Và vì vậy, việc xây dựng một hệ thống luật pháp không chỉ đơn thuần là việc cho ra đời Luật Chứng khoán mà còn bao gồm cả việc điều chỉnh và hoàn thiện dần các luật liên quan để tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho sự hình thành và phát triển của thị trường.

Trên thực tế, rõ ràng không thể có được một hệ thống luật pháp hoàn thiện lý tưởng ngay từ khi TTCK mới hình thành. Do dó, biện pháp quản lý hành chính là điều cần thiết để điều chỉnh và xử lý những hành vi có nguy cơ hoặc đã gây thiệt hại cho thị trường, nhất là những thị trường mới nổi và đặc biệt đang ở trong giai đoạn đầu mới hình thành thị trường. Điều này còn đúng hơn với thị trường đang còn thiếu những chuyên gia giỏi về kiểm toán, kế toán, hệ thống hành pháp thiếu những người có hiểu biết về TTCK.

6.3. Biện pháp tổ chức

Tổ chức là định hình các cơ cấu bộ phận tạo thành, xác lập chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, đặt các bộ phận trong quan hệ đối tác phù hợp, trong một tổng thể hoàn chỉnh. Thể chế hoá tổ chức là quá trình Nhà nước quy định cơ cấu tổ chức, vạch ranh giới cho từng cấp quản lý bằng các văn bản pháp luật, các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, là những cơ quan QLNN theo lĩnh vực chuyên môn; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của DNNN hoặc cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, điều lệ doanh nghiệp, điều lệ công ty…

Trong quản lý, sự tác động của tổ chức có ý nghĩa hiệu quả và thiết thực. Nó chỉ cho mọi người, mọi cấp biết trước phải hoạt động theo trật tự quy định trước, nhằm đạt được những chỉ tiêu định trước. Mặt khác, tổ chức có thể gây cản trở nếu quy định quá chi tiết, cứng nhắc khiến người thừa hành không phát huy được sáng kiến, mất tính linh hoạt, sáng tạo. Do đó, bên cạnh công tác tổ chức phải có sự điều khiển trực tiếp. Điều khiển là sự đôn đốc, chỉ đạo cụ thể nhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch so với mục tiêu đề ra. Đó là hình thức tác động tích cực và linh hoạt nhất của biện pháp quản lý.Tổ chức và điều khiển cần được thực hiện phối hợp lẫn nhau trong quá trình quản lý.

Biện pháp quản lý bằng kinh tế là cách thức vận dụng tổng hợp các đòn bẩy kinh tế để kích thích các cá nhân, tập thể và toàn bộ xã hội thực hiện được mục tiêu theo định hướng vạch sẵn. Những đòn bẩy này ở phạm vi vĩ mô là các chính sách kinh tế, các chế tài, các chế độ thuế, chế độ hạch toán, kế toán,…Cơ sở lý luận và thực tế của nhiều nước cho thấy chế độ thuế là một công cụ tích cực trong quản lý TTCK. Chế độ thuế phù hợp có thể khuyến khích đầu tư vào chứng khoán, làm tăng cầu chứng khoán, là động lực cho TTCK phát triển. Nhiều quốc gia áp dụng chế độ hạch toán kinh tế độc lập cho các SGDCK, tạo nguồn thu nhập cho các SGDCK, để chính các SGDCK này duy trì được vai trò tự quản và thực hiện được những chương trình khoa học, áp dụng được những công nghệ cần thiết cho quản lý.

Như vậy, biện pháp kinh tế có tác dụng rất lớn trong lĩnh vực QLNN đối với TTCK. Biện pháp này có ưu điểm là không áp dụng những chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp của chủ thể quản lý nhưng có tác động rất thiết thực và sâu rộng.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2007

Để hiểu rõ về Thực trạng Quản lý nhà nước đôí với thị trường chứng khoán Việt Nam, em xin đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường chứng khoán ở Việt Nam đến năm 2007.

Năm 2007, TTCKVN đạt được những thành công đáng kể : Quy mô hoạt

động của thị trường không ngừng mở rộng, nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu mới được niêm yết trên thị trường, các chủ thể quan trọng của thị trường như các tổ chức niên yết ,các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư đã thực sự thich nghi với môi trường hoạt động của thể chế tài chính bậc cao – TTCK.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w