Lãi từ hoạt động CVTD

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1 Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 44 - 47)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 2005 2006 2007 Năm T đ n g Lãi từ hoạt động CVTD

chiếm hơn một nửa nhưng thời gian vừa qua các khoản cho vay tiêu dùng của sở không có nợ quá hạn.

Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng mở rộng , mức độ đóng góp vào tổng lợ nhuận từ hoạt động cho vay tuy còn bé nhưng ngày càng tăng .Số lượng khách hàng tìm đến ngân hàng với mục đích vay tiêu dùng ngày càng lớn, điều này góp phần tạo ra một nguồn huy động vốn lớn cho SGDI nói riêng và toàn bộ hệ thống NHVTVN nói chung. Bởi đối tượng cho vay tiêu dùng : cá nhân, hộ sản xuất, các tầng lớp dân cư cũng chính là đối tượng thu hút tiền gửi tiết kiệm của mọi ngân hàng trong lâu dài, và thực tế đã cho thấy tỷ trọng huy động vốn từ nguồn này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động bằng việc da dạng hóa các dịch vụ sản phẩm cho vay tiêu dùng , ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào các hoạt động cho vay đã nâng cao vị thế và uy tín của SGD1 trong quá trình cạnh tranh trên thị trường , là điểm đến an toàn nhiều sự lựa chọn với chất lượng cao cho khách hàng .Qua đó đa dạng hóa được các sản phẩm , dịch vụ , phân tán rủi ro , đa dạng hóa đầu tư , đa dạng hóa khách hàng theo chủ trương, chính sách của SGD1. Cho vay tiêu dùng đã thu hút được một số lượng lớn cán bộ công nhân viên của các cơ quan đơn vị làm ăn có hiệu quả , thắt chặt mối quan hệ giao dịch không những với cán bộ công nhân viên này mà còn với các cơ quan dơn vị mà cán bộ công nhân viên đó làm việc , làm tiền đề cho kế hoạch sử dụng các sản phẩm của ngân hàng. Từ đó góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, tăng sức mua cho nền kinh tế, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Ngoài ra,việc ngân hàng cho phép các cán bộ tín dụng không thuộc phòng khách hàng cá nhân (phòng khách hàng doanh nghiệp lớn , khách hàng doanh nghiệp nhỏ ) có thể tự mình tìm kiếm khách hàng trong mọi lĩnh vực kể cả cho vay tiêu dùng góp phần tận dụng được mọi mối quan hệ của cán bộ tín dụng, đa dạng hóa khách hàng, từ đó hoạt động cho vay tiêu dùng của khách hàng được mở rộng hơn.Đây là một đặc điểm mà các ngân hàng khác cần phải học tập.

2.2.2. Hạn chế và nguyên nhâna) Hạn chế cần khắc phục: a) Hạn chế cần khắc phục:

Mặc dù quy mô cho vay tín dụng ngày càng được gia tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng, chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, nhu cầu của người dân, chưa có gì đặc biệt để tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng số nguồn vốn còn quá thấp, quy mô doanh số cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số chovay của ngân hàng, lãi thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng còn rất nhỏ so với tổng lãi từ hoạt động tín dụng. Trong những năm gần đây, nhất là cuối năm 2007 thị trường cho vay tiêu dùng lên cơn sốt , nhiều ngân hàng với các chiến lược khác nhau như tạo ra nhiều sản phẩm mới, cho vay chỉ trong 1 giờ, 24 giờ thẩm định… đã thu hút được một số lượng khách hàng vay tiêu dùng, tạo ra được một khoản lợi nhuận rất lớn trong lĩnh vực này. Trong khi ngân hàng vẫn chưa có hoạt động gì nổi bật, chưa tạo được sự ấn tượng hay khác biệt nào để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác cho thấy sự kém linh hoạt của ngân hàng trong lĩnh vực này.

Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn quá nghèo nàn, chưa đa dạng, không có sản phẩm mới. Ngân hàng mới chỉ chủ yếu cho vay mua sắm , sửa chữa nhà cửa, cho vay mua đồ sinh hoạt … Dịch vụ cho vay hỗ trợ du học là dịch vụ ít rủi ro, nguồn thu phí tương đối lớn là dịch vụ được nhiều ngân hàng tập trung khai thác, trong khi tại SGD1 NHCT, sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Khách hàng của SGD1 vẫn còn chưa đa dạng, chủ yếu là khách hàng truyền thống có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh, việc thu hút thêm khách hàng mới không cao và không hiệu quả. Đối tượng vay vốn tại SGD1 chủ yếu là cán bộ công nhân viên ( chiếm gần đến 40%), những khách hàng đã vay vốn từ lần trước thông qua các mối quan hệ. Ngân hàng còn thụ động

trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ yếu là khách hàng tự tìm đến ngân hàng chứ ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng.

Xét về phương thức cho vay, các khoản vay chủ yếu là theo hình thức trực tiếp, hình thức cho vay gián tiếp chưa thực hiện nhiều. Việc kết nối, phối hợp với các trung tâm mua sắm là một biện pháp hữu hiệu trong mở rộng cho vay tiêu dùng đang được nhiều ngân hàng thực hiện trong khi sở giao dịch không được chú trọng khai thác lắm.

Công tác tiếp thị, marketing của ngân hàng còn hạn chế, dẫn đến việc thụ động ngồi chờ khách hàng. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt thì hoạt đông marketing rất quan trọng để khách hàng có thể biết và tìm đến ngân hàng vì thế SGD cần tập trung hơn.

Thời gian giải quyết một món vay còn dài, cụ thể là 10 ngày đối với khoản vay trung và dài hạn và 5 ngày đối với một khoản vay ngắn hạn, làm mất nhiều thời gian của khách hàng dẫn đến tâm lý chán nản, có thể từ bỏ ngân hàng trong những lần vay sau. Trong khi các ngân hàng khác như ACB, AB bank, HSBC đều có thời gian xét duyệt nhanh nhất là 8 tiếng đồng hồ, thông thường là 24 tiếng, đặc biệt là SGFV tập đoàn dẫn đầu ở Châu Âu về dịch vụ tài chính bán lẻ tuyên bố chỉ xét duyệt hồ sơ vay vốn trong vòng 10 phút.

Việc chỉ cho vay với hạn mức không quá 50 triệu, và không quá 12 tháng lương đối với cán bộ công nhân viên chức cũng giảm đi ít nhiều số lượng khách hàng đến vay tiêu dùng tại sở GD1 và không thể cạnh tranh được đối với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch 1 Ngân hàng công thương Việt Nam (Trang 44 - 47)