Chính sách về giao thông vân tải.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)

Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Ðây là một giải pháp mang tính kích cầu. Mạng lưới giao thông đường bộ tốt và phát triển

rộng khắp cả nước có ý nghĩa quan trọng và liên quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp ô-tô. Khi có hệ thống đường bộ tốt, ngành vận chuyển khách và hàng hóa phát triển nhanh sẽ kích thích nhu cầu mua sắm phương tiện ô-tô, giúp thị trường ô-tô tăng nhanh, từ đó ngành công nghiệp ô-tô sẽ tăng theo.hện nay chúng ta đang có chính sách hạn chế số xe sử dụng,lý do của chính sách đưa ra là:

là "đường sá chật hẹp, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...". Rõ ràng

luận cứ này không có sức thuyết phục. Cần biết, số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Xin cung cấp thêm số liệu sau đây để chúng ta hiểu thêm: CHLB Đức và Việt Nam có diện tích gần như nhau (khoảng 330.000 km2), dân số gần như nhau (khoảng 83 triệu dân), nhưng số lượng ô tô ở Việt Nam là khoảng 670.000 chiếc và 18 triệu xe gắn máy, trong khi đó, ở Đức có 52 triệu ô tô và khoảng 7 triệu xe gắn máy, diện tích mặt bằng sử dụng 8 xe gắn máy bằng 1 xe ô tô, nhưng họ vẫn có chỗ đậu xe, và giao thông đâu có ùn tắc hay ô nhiễm ! Dĩ nhiên việc so sánh giữa một nước đang phát triển như nước ta với một nước phát triển như nước Đức là khập khiễng, nhưng cần nhớ là Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, tức là chỉ 13 năm nữa, phải trở thành một nước phát triển cơ mà.

Yêu cầu đặt ra la phải có chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.bởi nếu không nó vẫn mãi là cái cớ để kìm hãm sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 26)