Biện pháp phòng ngừa “căn bệnh Hà Lan” tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn bệnh hà lan (Trang 28 - 32)

Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta phải làm gì để sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài một cách hiệu quả nhất để ngăn chặn “căn bệnh Hà Lan”.

Với hai nguồn vốn và viện trợ nước ngoài cơ bản là FDI và ODA, biện pháp ngăn ngừa căn bệnh Hà Lan là vừa phải tiếp tục thu hút các nhà đầu tư đổ vốn vào nước ta vừa phải có chính sách sử dụng hai nguồn FDI và ODA sao cho hiệu quả. Đó có lẽ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh này ở nước ta.

Do các dự án FDI chỉ có thể được triển khai hiệu quả trên cơ sở có môi trường cần thiết cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, như cơ sở pháp lý, mặt bằng sản xuất, mạng lưới giao thông... vì vậy, bài toán đặt ra cho các nước đang phát triển là muốn thu hút được nhiều vốn FDI cần phải đáp ứng được những yếu tố tối cần thiết như trên trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém và nguồn nội lực đầu tư để cải thiện và xây dựng mới rất khan hiếm.

Vấn đề này chỉ có lời giải khi các quốc gia đang phát triển biết cách khai thác các nguồn lực tài chính bên ngoài, trong đó có vốn ODA. Vốn

ODA, với đặc tính là khoản tài trợ có thời gian vay dài, lãi suất thấp hơn nhiều so với vốn vay thương mại, sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn để tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn của các nước đang phát triển.

Ngược lại, các dự án FDI hoạt động có hiệu quả, hoạt động xuất khẩu được thúc đẩy, sẽ là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu trang trải những khoản ODA đến hạn.

Do đó, để sử dụng hiệu quả FDI và ODA chúng ta cần phải có chính sách kết hợp hai nguồn vốn đó một cách hợp lí. Sau đây, nhóm người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau.

Thứ nhất, Việt Nam cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã

hội đất nước trong dài hạn.

Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các nguồn, trong đó có cả nguồn vốn ODA và FDI.

Nhiều công trình sử dụng vốn ODA dỡ bỏ hoặc chậm trễ thi công vì nhiều nguyên nhân, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng phát huy hiệu quả thấp vì đồng bộ do chưa có quy hoạch...không những vậy, hiện nay

với các vụ án như PMU, đại lộ Đông Tây… đã làm mất niềm tin nơi nhà đầu tư và đã bị cắt nguồn ODA một thời gian.

Chỉ khi có một kế hoạch phát triển dài hạn kinh tế xã hội đồng bộ, và đảm bảo độ minh bạch khi sử dụng vốn thì chúng ta mới có thể vận động vốn ODA và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI.

Thứ hai, Việt Nam cần có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI

trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợp lý, gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Các chiến lược phát triển cụ thể là các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tổng thể mà kế hoạch dài hạn đã vạch ra. Chiến lược phát triển có thể được thiết kế trong khoảng thời gian 5, 10 hay 20 năm phù hợp với từng ngành, vùng.

Trong đó, chiến lược thu hút và sử dụng các nguồn vốn ODA và FDI nên theo hướng:

•Nằm trong tổng thể nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

•Xác lập được danh mục ưu tiên sử dụng vốn ODA và dự án kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng kinh tế với các khối lượng cần thiết, cụ thể.

•Đề xuất được định hướng thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược.

•Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên và khuyến khích thu hút và sử dụng vốn tương đối ổn định trên nhiều giác độ như : miễn giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất. và nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài.

Thứ ba, chính phủ cần tiếp tục ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các lĩnh

vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và y tế nhằm đầu tư vào nâng cao chất lượng , đặc biệt chú ý đến lao động trình độ tay nghề cao, đồng thời đầu tư vào củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội. Điều quan trọng hơn cả là phải tăng cường kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tránh thất thoát và thường xuyên đánh giá tính hiệu quả xét cả về mặt kinh tế và xã hội của các dự án khi hiệu quả sử dụng vốn ODA cao hơn so với các nguồn tài trợ khác. Cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc đối với các đối tượng tham ô, lãng phí hay biển thủ nguồn vốn. Trong khâu đàm phán nên xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát vốn vay và nguồn trả nợ.

Thứ tư, hiện nay FDI chủ yếu là đầu tư vào các ngành thay thế nhập

khẩu, thâm dụng lao đông; do đó, cần có các chính sách khuyến khích chuyển hướng đầu tư sang các ngành xuất khẩu và thâm dụng kĩ thuật bằng các chính sách ưu đãi và thực tế.

Thứ năm, để đảm bảo việc thu hút và sử dụng nguồn ODA hiệu quả,

chính phủ cần đảm bảo thực hiện hai điều sau:

•Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng: Mặc dù chính phủ đóng vai trò chính trong việc đảm bảo hiệu quả và chịu trách nhiệm giải trình về ODA, song sự tham gia trực tiếp của các đối tượng thụ hưởng cần được

khuyến khích để đảm bảo các chương trình và dự án ODA đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân.

•Xây dựng mối quan hệ vững chắc: Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa chính phủ và các nhà tài trợ, bao gồm chia sẻ thông tin, tích cực giải quyết vướng mắc và cùng chia sẻ trách nhiệm, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc cung cấp viện trợ.

Thêm vào đó trong quá trình đô thị hóa chính phủ nên quan tâm đến :

•Việc làm cho những người bị "mất đất" sản xuất.

•- Tăng cường đầu tư cho giáo dục, có thể khuyến khích các thành phần kinh tế khác xây dựng các trường, trung tâm giáo dục chất lượng cao.

•- Thường xuyên tuyên truyền (thông qua tổ dân phố, chính quyền địa phương), những vấn đề tác hại nếu không tập trung vào sản xuất mà chỉ lo đầu tư, mua bán, kinh doanh bất động sản.

Lời kết

Miguel de Cervantes Saavedra, tác giả nổi tiếng người Tây Ban Nha thế kỷ XVI - người viết Don Quixote xứ Mancha từng nói

Một phần của tài liệu Nghiên cứu căn bệnh hà lan (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w