làm chậm vòng đàm phán Doha:
Vấn đề trợ cấp nông sản là một trong những rào cản chính ngăn cản sự thành công của vòng đàm phán Doha và chính sách trợ cấp gạo đã gây khó khăn cho Mỹ trong việc đàm phán hiệu quả để yêu cầu mở cửa hơn nữa thị trường ở các nước. Mặc dù các chính sách
khác của Mỹ cũng như của các chính phủ khác đều phải chịu chung trách nhiệm trước sự bế tắc của vòng đàm phán này, nhưng chính sách trợ cấp mặt hàng gạo đóng vai trò là một phần quan trọng gây nên vấn đề nêu trên.
Vòng đàm phán Doha đã bắt đầu từ năm 2001, với tham vọng giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo đói, thông qua việc hạ thấp hàng rào thương mại ở các nước công nghiệp. Tuy nhiên, đàm phán đổ vỡ sau đó 2 năm tại Cancun do những bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo xung quanh vấn đề trợ cấp nông nghiệp.
Gần đây nhất là cuộc đàm phán ở Potsdam (Đức) giữa đại diện nhóm 4 đối tác buôn bán chính trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) gồm Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Brazil và Ấn Độ (G4) nhằm khai thông vòng đàm phán Doha cũng đã đã thất bại do bất đồng về trợ cấp nông nghiệp.
Mỹ chỉ đồng ý giảm mức trợ giá nông sản xuống mức 17 tỷ USD, trong khi Brazil đòi phải giảm xuống dưới mức 15 tỷ USD.
Tổ chức Thương Mại thế giới đã có nỗ lực mới để làm cầu nối tiến tới thỏa thuận về tự do hóa thương mại các mặt hàng nông sản và công nghiệp giữa những nước giàu và nghèo. Trưởng đoàn đàm phán nông nghiệp, ông Crawford Falconer, đã đề nghị Mỹ cắt giảm viện trợ cho nông nghiệp xuống còn từ 13 – 16 tỷ đô la. Trong một bản tuyên bố kèm theo ông cho rằng đã đến lúc thực hiện việc cắt giảm: “ Thành thật mà nói, chúng ta đã hết cách và hậu quả là sự thất bại sẽ xảy ra đang đến quá gần đến nỗi mà hầu hết chúng ta đều có thể cảm nhận được”.
Tại cùng thời điểm này, các nhà đàm phán phi nông nghiệp đang đề nghị 27 quốc gia đang phát triển cắt giảm thuế quan cho các mặt hàng công nghiệp xuống tối đa còn 23%. Bên cạnh đó, những quốc gia phát triển sẽ nâng mức thuế quan lên tối đa 8 hoặc 9%. Úc không chấp nhận khoảng cách quá lớn về thuế quan giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển như vậy và do đó các quốc gia phát triển nên được phép tăng tới 10% rào cản thuế quan. Nhưng nhìn chung, Bộ trưởng Bộ Thương Mại Úc, ông Warren Truss lại quan tâm đến tính “hữu ích” và “xây dựng” để làm nền tảng cho các cuộc thương thuyết khác. Các nỗ lực của Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Brazil và Ấn Độ tại Geneva (Thụy Sỹ) nhằm cứu vãn vòng đàm phán Doha khỏi sụp đổ đã thất bại hôm qua, sau 2 ngày thương thảo, do các nước không thống nhất được với nhau trong vấn đề trợ cấp.
Các thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho rằng, có thể phải mất hơn 5 năm nữa mới nối lại các vòng đàm phán tiếp theo. Ông Pascal Lamy - Tổng giám đốc WTO - cho biết chưa thể đưa ra một thời hạn mới cho vòng đàm phán tiếp theo.
Phía EU đã lớn tiếng chỉ trích Mỹ vì những yêu cầu cứng rắn khiến vòng đàm phán đi vào ngõ cụt. Theo đó, Mỹ đã không muốn chấp thuận một sự linh hoạt trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp, thậm chí còn đưa ra các yêu cầu gay gắt hơn trong vấn đề nhạy cảm này.
Washington đã yêu cầu Brussels giảm hơn nữa thuế nhập khẩu nông sản. Mỹ cũng chỉ trích Ấn Độ và Brazil vì đã không linh hoạt trong việc cắt giảm các hàng rào thương mại đối với hàng công nghiệp nhập khẩu.
Trong khi đó, Brazil và Ấn Độ lại đòi hỏi EU và Mỹ phải giảm thuế nhập khẩu nông sản và mở cửa thị trường cho hàng chế biến. EU cho biết đã sẵn sàng giảm 51-54% thuế, nhưng vẫn không chịu đưa vào danh mục giảm thuế những "sản phẩm nhạy cảm".
Các bộ trưởng thương mại WTO cảnh báo rằng, việc trì hoãn vòng đàm phán Doha sẽ khiến cho xung đột thương mại trên thế giới tăng lên.
WTO đau đầu với vấn đề trợ cấp
Các chuyên gia kinh tế của WTO vừa đưa ra báo cáo nghiên cứu về cách thức cũng như tác động của trợ cấp đối với một số lĩnh vực khác nhau. Theo đó, trong khi một số trợ cấp có thể mang lại lợi ích cho xã hội và hạn chế tác động của những nhân tố bên ngoài, nhiều trợ cấp lại có thể gây thiệt hại lớn đến sự phát triển chung.
Báo cáo cho biết, một phần quan trọng của vòng đàm phán Doha là nhằm kêu gọi các nước cắt giảm những hình thức trợ cấp có thể làm méo mó hoạt động thương mại lành mạnh, khuyến khích họ sử dụng hình thức hỗ trợ khác có lợi cho phát triển và bảo vệ môi trường chung.
Rất nhiều thành viên WTO duy trì các chương trình trợ cấp sâu rộng ở nhiều cấp độ từ trung ương cho tới địa phương với vô vàn lý do. Báo cáo nhấn mạnh, do trợ cấp có thể làm méo mó các hoạt động thương mại nên chính phủ các nước thành viên của WTO phải thông báo cho tổ chức này tất cả các hình thức trợ cấp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ một số ít thành viên chấp hành, do vậy có thể nói thông tin cũng như sự minh bạch liên quan đến việc sử dụng cũng như ảnh hưởng của trợ cấp nhiều khi không được đầy đủ.
Các tác giả của báo cáo đã xem xét đến lý do khiến các nước phải sử dụng hình thức trợ cấp thương mại. Kết quả cho thấy, chính phủ ở một số nước ngày càng mở rộng các hoạt động hỗ trợ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, giúp đỡ các ngành công nghiệp còn kém sức cạnh tranh hoặc bảo vệ môi trường, phân phối lại thu nhập và giúp đỡ người nghèo.
Báo cáo cũng ước tính rằng, trong khi cả thế giới chi khoảng 300 tỷ USD cho hoạt động trợ cấp thì chỉ tính riêng 21 quốc gia phát triển đã chi vào khoảng 250 tỷ USD. Nhìn
chung, tỷ lệ trợ cấp trung bình theo GDP ở các nước đang phát triển thấp hơn so với ở các nước phát triển.
Trợ cấp nông nghiệp ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD - tính cả trợ cấp trong nước và cho xuất khẩu - đang có xu thế giảm. Trong khi đó, trợ cấp công nghiệp lại đang có xu hướng tăng lên và ở hầu khắp các ngành công nghiệp từ khai thác mỏ, than, thép, đóng tàu đến sản xuất ôtô... Không có các dữ liệu để so sánh về phạm vi của trợ cấp trong lĩnh vực dịch vụ, song báo cáo cho rằng có bằng chứng cho thấy các biện pháp hỗ trợ được tập trung chủ yếu trong các ngành như giao thông, du lịch, ngân hàng, viễn thông.
Trong nhiều năm qua, các nguyên tắc về trợ cấp của GATT/WTO ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể hơn. Tuy nhiên, các ý kiến khác nhau cho rằng, cần xem xét những nguyên tắc này đã đủ chặt chẽ để hạn chế các hoạt động trợ cấp thương mại bất hợp pháp hay chưa.
Phần 3: Sự cần thiết phải thay đổi chính sách trợ cấp gạo của Mỹ
Vấn đề trợ cấp nông sản của Mĩ đã gây ra nhiều bất lợi và khó khăn cho nông dân các nước nghèo, đẩy họ vào tình cảnh điêu đứng, Nhưng liệu những nước nghèo có cách gì để phản ứng lại trước những trợ cấp vô lý này của Mỹ không? Liệu việc Mỹ bị kiện ra Tổ chức thương mại thế giới có thể là 1 khả năng nhỡn tiền hay không? Hay có cách nào hiệu quả hơn để ngăn chặn bước chân mạnh mẽ đầy thao túng của người khổng lồ này hay không?
Hầu hết các quốc gia đều cho rằng so với việc kiện tụng, thoả thận thương mại là con đường nhanh hơn để tiến tới được sự đồng thuận chung, nhờ đó đạt được những kết quả có lợi cho cả hai bên, đồng thời tránh được những đòn trả đũa mạnh mẽ từ đối thủ., đặc biệt khi đối thủ này lại không phải ai khác mà chính là “ông chùm giàu có nhất thế giới”. Theo như ông Walter Bastian , phó bộ trưởng thương mại Mỹ, thì “ Các chính phủ ngại thách đấu với Đế quốc”. Họ ngaị phải đi ra toà án tranh luận với Mỹ, bởi tiềm lực quá mạnh của quốc gia này trên truờng quốc tế cũgn như vai trò quan trọng của Mỹ ở Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nhưng ông Gawain Kriple, tư vấn chính sách cấp cao của Tổ chức cứu trợ quốc tế Oxfam cho rằng thất bại của vòng đàm phán Doha chắc chắn sẽ khiến nhiều quốc gia đang phát triển chú ý nhiều hơn đến vấn đề này và họ có thể tiến hành nhiều hơn các vụ tranh chấp thương mại. Không chỉ thế, họ còn được cổ vũ sau khi Brazil giành chiến thắng trong cuộc kiện Mỹ trợ giá cho ngành sản xuất bông của nước mình. Thắng lợi này của Braxin, tiếp theo chiến thắng Liên minh châu Âu trong vụ kiện đường (có sự tham gia của Thái Lan và Ôxtrâylia), sẽ mở đường cho các nước khác "dũng cảm" theo kiện Mỹ khi có tranh chấp thương mại. “Họ chưa từng làm chuyện này”. Ông Kriple nói: “Nhưng Brazil đã cho thấy họ có thể chiến thắng” Nhưng trước khi đó họ phải tìm ra những bằng cớ về những thiệt hại mà trợ giá nông sản của mỹ gây ảnh hưởng xấu tới tình hình nông nghiêp của mình, và những chính sách đó của Mỹ có đi ngược lại những quy định của WTO hay không. Nhưng để làm được việc này quả thật không phải là một việc dễ dàng gì. Đã có nhiều nước đã đang và có ý định kiện Mỹ, nhưng từ trước đến nay tất cả các vụ kiện đó vẫn chỉ nằm trên giấy mực.
Năm 2005, Uruguay đã có kế hoạch đệ trình đơn kiện trợ cấp xuất khẩu gạo của Mỹ ra WTO, Uruguay là một nước nhỏ với 3 triệu ngưòi ở Nam Mỹ, là nước xuât khẩu gạo lớn thứ 7 thế giới. Gạo chiếm 10% tỉ trọng hàng xuất khẩu của Uruaguay. Trọ cấp gạo của Mỹ có ảnh hưởng xấu tới Uruguay, làm giảm giá gạo trên thị trường thế giới, làm cho các nông
dân Uruguay khó có thể cạnh tranh. Chi phí sản xuất gạo ở Mỹ cao gấp 2 lần so với chi phí ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Việt Nam (những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới). Giữa tháng 3-2004 và tháng 2-2005, Uruguay đã xuất khẩu 855812 tấn gạo đến 26 nước, nhưng phần lớn chỉ tập trung ở một số thị trường: 56% gạo xuất khẩu vào Brazil, 20% vào Iran, 12% vào Peru. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Brazil, nước thường mua gạo của Uruguay với số lượng lớn có thể sản xuất nhiều gạo hơn. Đã có nhiều năm, 90% gạo của Uruguay được xuất sang Brazil nhưng do chính sách về xản xuất gạo của Brazil, hiện nay nước này đã có thể tự túc gạo đủ cho nhu càu trong nước mà không cần nhập khẩu gạo nữa. Bởi thế, Uruguay đang tìm cách để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang các quốc gia khác nữa, nhưng muốn tìm kiếm được các thì trường khác cũng không phải là việc dễ dàng gì, nhất là khi việc trợ cấp xuất khẩu gạo của Mỹ đang gây quá nhiều khó khăn cho việc cạnh tranh trên thị trường thế giới. Giá cả của gạo xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp đáng kể, là những hậu quả trước mắt mà trợ cấp gạo của Mỹ gây ra với Uruguay- nước cạnh tranh với Mỹ về xuất khẩu gạo tại thị trường Mỹ La tinh.
Nhưng sau khi phó bộ trưởng thương mại Mỹ, Walter Bastian đã thuyết phục được các nhà quan chức Uruguay, chính phủ nước này đã đồng ý hoãn đâm đơn kiện Mỹ về chính sách trợ cấp gạo .
Đầu năm 2007, những nguời nông dân trồng lúa gạo ở Mêxico đã thuê một công ty luât sư ở Washington tư vấn pháp luật để có thể thuyết phục chính phủ nước mình đệ đơn kiện lên WTO về việc Mỹ trả những khoản trợ cấp quá mức cho nông dân của mình.
Mexico là một trong những nước bị thiệt hại nhiều nhất bởi chính sách trợ giá nông sản của Mỹ. Từ một nước sản xuất đủ gạo cho nhu cầu trong nước cách đây 17 năm, hiện nay 70% số gạo tiêu thụ trong nước là gạo nhập khẩu, chủ yếu là từ Mỹ, vì gạo trong nước không thể cạnh tranh với giá gạo nhập ngoại do được trợ giá. Các nhà nông Mexico chỉ còn cách chờ mong chiến thắng từ vụ kiện này để giành lại thị trường không chỉ trong nước mà mong muốn có thêm thị trường xuất khẩu, đặc biệt là ở thị trường ở châu Mỹ.
Vào năm 2005, tình thế đã đảo ngược khi những nhà trồng lúa gạo của Mỹ đã giành chiến thắng trong vụ kiện chống lại Mexico tại WTO. Một vài quan sát viên trong ngành này tin rằng sự phản kháng này đơn thuần chỉ chứng tỏ rằng Mexico đang muốn trả đũa lại Mỹ mà thôi. Tuy nhiên, những người khác lại trông thấy một xu thế ngày càng lớn mạnh về các thách thức tại WTO đặt ra cho vấn đề trợ cấp nông sản Mỹ. Trước đây, Brazil đã thắng vụ kiện chống lại hành động trợ cấp bông của Mỹ và đang xem xét kiện Mỹ một vụ tương tự đối với mặt hàng đậu nành. Canada cũng bắt đầu kiện Mỹ về trợ cấp ngũ cốc.Vì vậy khả
năng Mêxico kiện Mỹ là hoàn toàn có thể và kết quả cũng có thể sẽ rất khả quan đối với đất nước này.
Cũng trong đầu năm 2007, Chính phủ 14 nước xuất khẩu gạo trên thế giới sẽ cùng đứng đơn kiện Chính phủ Mỹ tại WTO vì Mỹ vẫn áp dụng chính sách trợ giá nông sản quá lớn. Theo Chủ tịch Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất gạo Mêhicô, Pedro Diaz, các nhà sản xuất gạo của Áchentina, Côlômbia, Pêru, Côxta Rica, Panama, Ônđurát, Urugoay, Braxin, Paragoay, Guyana, Xênêgan, Trung Quốc và Ấn Độ đang cùng với chính phủ nước họ chuẩn bị các bằng chứng để tiến hành vụ kiện. Theo một số chứng cứ của họ, hiện nay, các nhà sản xuất gạo của Mỹ còn nhận được nhiều tiền hơn từ các hoạt động trợ cấp của chính phủ hơn cả so với thu nhập từ việc bán gạo trên thị trường quốc tế. Theo số liệu thống kê từ bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các nhà sản xuất gạo Mỹ nhận được tiền từ trợ cấp nhiểu hơn việc xuất khẩu gạo là 145% trong các năm 2000, 2001 và 2002.
Và có vẻ như cuối cùng, người khổng lồ này cũng đang có những dấu hiệu nhượng bộ nhất định về vấn đề trợ cấp nông sản, để có thể phần nào xua tan được nguy cơ bị kiện ra trước WTO, điều này được thể hiện trong Đạo luật Nông nghiệp của Hoa Kỳ năm 2007 (US Farm Bill 2007)
Đạo luật Nông nghiệp 2002 của Mỹ sẽ hết hạn vào ngày 30/9/2007 được nhìn nhận là một trong những đạo luật hào phóng nhất trong lịch sử mà chính phủ liên bang và Quốc hội Mỹ dành cho các nhà nông Mỹ. Đề xuất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ( USDA) được đưa ra giữa lúc ngành nông nghiệp Mỹ đang có những thay đổi mạnh và đó cũng là lúc các bạn hàng châu Âu của Mỹ đang dọa sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa, trừ phi Mỹ cắt giảm bớt các khoản trợ cấp dành cho nông nghiệp.
Việc giảm trợ cấp sẽ có thể mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ trong các khía cạnh quan trọng sau:
Thứ nhất, những cải cách về nông nghiệp nói chung và trong ngành sản xuất gạo nói riêng sẽ mang lại thức ăn với giá thành rẻ hơn cho hơn 10 triệu hộ gia đình Mỹ, đặc biệt là những gia đình có thu nhập thấp mà sư dụng phần lớn thu nhập của mình cho việc mua thức ăn.
Thứ hai, giảm giá thành sản phẩm đối với những người sản xuất và bán các thành