Trong hề thống thông tin, lưu lượng là một khái niệm đơn giản và luôn được nhắc tới hoặc luôn gắn liền với các kênh thông tin. Lưu lượng trên kênh vô tuyến thường được đo bằng Erlang.
Nếu một người dùng máy di động thích dùng riêng một kênh vô tuyến độc lậpthì việc sử dụng đó là rất lãng phí. Bởi vì phần lớn thời gian kênh vô tuyến là rỗi, không được sử dụng.
Đó là điều không nên bởi lý do trong vùng phục vụ của các máy di động khác nhau không thể dùng chung các kênh giống nhau do vấn đề nhiễu đồng kênh. Chỉ có một phổ điện từ và nhu cầu về thông tin không dây ngày càng tăng mặc dù những yêu cầu rằng tất cả các hệ thống hoạt động với mức độ hiệu quả phổ cao và việc quản lý phổ của quốc gia và quốc tế vói hiệu quả cao đã được đưa ra.
Vì vậy, đang dần dần hình thành một khuynh hướng về việc dùng những kênh vô tuyến trung kế. Một kênh vô tuyến trung kế là một kênh được chia cho nhiều người dùng và hiệu quả sử dụng của nó sẽ tăng lên rất nhiều so với chỉ ấn định một kênh dành riêng.
Hệ thống vô tuyến tổ ong đã sử dụng những kênh vô tuyến trung kế và có hiệu quả về phổ tần. Mỗi trạm gốc được ấn định một số kênh vô tuyến mà chúng được chia ra cho nhiều người sử dụng. Tỉ lệ người sử dụng trên số kênh tăng lên sẽ là hiệu quả trung kế. Hơn nữa, mỗi kênh vô tuyến được sử dụng nhiều lần trong những vùng khác nhau.
Theo định nghĩa trên, lưu lượng A được tính theo công thức: A = C.t/T
Trong đó: A: Lưu lượng (Erlang). C: Số cuộc gọi.
t: Thời gian trung bình chiếm kênh mỗi cuộc gọi. T: Tổng thời gian đo.
Từ công thức trên ta nhận thấy nếu một kênh bị chiếm giữ trong toàn bộ thời gian thì nó sẽ mang lưu lượng lớn nhất, nghĩa là 1 Erlang. Trung bình một kênh vô tuyến riêng lưu lượng thường nhỏ hơn 1 Erlang.
Đối với một kênh vô tuyến trung kế, lưu lượng sẽ lớn hơn nhưng ý tưởng để vượt qua 1 Erlang là không thể bởi vì những người sử dụng sẽ truy cập một cách ngẫu nhiên tới các kênh được phân chia và điều này sẽ chắc chắn xảy ra ở một vài thời điểm khi kênh đang rỗi. Dù sao khi số người dùng tăng thì tỉ lệ các cuộc gọi sẽ lớn lên và lưu lượng lúc đó sẽ tăng lên.
Lưu lượng yêu cầu (Offered Traffic ) nghĩa là tổng lưu lượng yêu cầu thuê bao đối với kênh vô tuyến.
Lưu lượng thông ( Carried Traffic ) nghĩa là lưu lượng truyền kênh đi thành công trên kênh vô tuyến.
Lưu lượng nghẽn ( Block Traffic ) nghĩa là lưu lượng bị nghẽn lúc thiét lập cuộc gọi và vì vậy chúng không được truyền đi ngay lập tức.
Rõ ràng:
Lưu lượng yêu cầu = Lưu lượng thông + Lưu lượng nghẽn
- Giờ cao điểm: Đó là giờ bận nhất trong ngày được biết theo phân tích thống kê lưu lượng trong mạng. Kế hoạch hoá dung lượng phải quan tâm tới yêu cầu sủ dụng trong giờ cao điểm này.
- Cấp độ dịch vụ GoS (Grade of Service):
Để yêu cầu một cấp độ dich vụ tốt trên kênh vô tuyến trung kế thì khả năng nghẽn phải thấp. Điều này cho thấy rằng số lượng những người dùng tiềm năng phải đựoc hạn chế hay cụ thể hơn lưư lượng yêu cầu phải được
Ngược lại, nếu cấp độ dịch vụ thấp hơn thì có thể được chấp nhận, việc xảy ra nghẽn cao hơn vẫn có thể được phép và có thể có sự tăng tương ứng trong lưu lưọng yêu cầu. Điều này có thể cân bằng so với việc tăng số lượng người sử dụng.
Vì vậy, mạng sẽ được thiết kế với một mức độ nghẽn mạch nào đó có thể chấp nhận được. Khái niệm GoS lúc này xác định phần trăm số cuộc gọi không thành công do thiếu tài nguyên trên tổng số cuộc gọi đang cần đáu nối đồng thời.
Nói chung các mạng tổ ong ở Châu Âu đều có GoS là 0,02 hoặc 2%. Điều này nghĩa là có 2% lưu lượng bị nghẽn, còn lại 98% lưu lượng thông. Nếu lưu lượng yêu cầu = A thì:
- lưu lượng nghẽn = A.GoS. - Lưu lượng thông = A.(1-GoS)
Lưu lượng thông Lưu lượng yêu cầu A.GoS A.(1-GoS) Lưu lượng nghẽn
Hình 3.2. Sơ đồ lưu lượng