Các biện pháp nâng cao lợi thế canh tranh

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế (Trang 25 - 27)

IV- NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1 Các biện pháp nâng cao lợi thế canh tranh

Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh thường đạt mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Tỷ lệ lợi thế đạt được của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành) thường được xác định bằng một tỷ số nào đó, ví dụ như lợi nhuận trên doanh thu (ROS - retum on sales) hoặc lợi nhuận trên tài sản (ROA - retum on assets). Các tỷ suất này càng cao càng thể hiện được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nếu xem xét lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo tỷ suất ROS, ta có thể biểu diễn như sau:

ROS = Lợi nhuận doanh thu =

Doanh thu - Tổng chi phí

Doanh thu = 1 -

Tổng chi phí doanh thu = 1 -

Chi phí 1 đ/ vị SP x tổng khối lượng SP

Giá 1 đ/vị SP x tổng khối lượng SP

= 1 -

Chi phí1 đ/vịSP Giá 1 đ/vị SP

Do đó, để có tỷ suất ROS cao hay để mức tổng lợi nhuận (= tổng doanh thu - tổng CP) cao hơn mức trung bình của ngành, doanh nghiệp phải có mức chi phí/đơn vị sản phẩm thấp hơn của đối thủ cạnh tranh (Tạo lợi thế cạnh trang bên trong), hoặc làm cho sản phẩm của mình khác với của đối thủ cạnh tranh (khác biệt hoá sản phẩm nhằm định giá sản phẩm cao hơn đối thủ cạnh tranh (Tạo lợi thế bên ngoài). Hoặc thực hiện đồng thời cả 2 cách. Trước đây, các nhà kinh tế thường nhấn mạnh một nhân tố nào đó liên quan đến chi phí hoặc khác biệt hoá sản phẩm, nhưng ngày nay người ta thường chấp nhận lợi thế cạnh tranh là kết quả của đa nhân tố.

* Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh

Bốn yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bao gồm: Hiệu quả, chất lượng, đổi mới, nhạy cảm với khách hàng. Đây là yếu tố chung xây dựng nên lợi thế cạnh tranh, chúng biểu thị 4 cách cơ bản để giảm chi phí và đa dạng hoá mà bất kỳ một doanh nghiệp nào sản xuất một sản phẩm hay một dịch vụ nào cũng có thể áp dụng.

Năng lực của doanh nghiệp được hình thành từ những kỹ năng trong việc khai thác, phối hợp các nguồn lực và hướng các nguồn lực vào mục đích sản xuất. Những kỹ năng này thường trực trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp, được thể hiện qua các cách thức ra quyết định và quản lý các quá trình nội bộ của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Để có những năng lực riêng biệt, ít nhất doanh nghiệp phải có hoặc một nguồn lực độc đáo và kỹ năng cần thiết để khai thác nguồn lực đó, hoặc một khả năng quản lý hữu hiệu để quản lý các nguồn lực chung.

Tuy nhiên, khi đã có được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ duy trì được lợi thế đó trong bao lâu, nói cách khác là khi nào các đối thủ cạnh tranh cũng đạt được lợi thế đó. Điều đó phục thuộc vào 3 yếu tố: độ cao của rào cản bắt chước, khả năng đổi mới của đối thủ cạnh tranh và sự vận động tổng thể của môi trường ngành.

Thường thì nguồn lực dễ bị sao chép hơn các kỹ năng, năng lực dựa trên cơ sở hữu hình thường dễ bị bắt chước hơn các năng lực dựa trên cơ sở vô hình. Do đó, để duy trì được lâu dài lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải tích cực nâng cao trình độ quản lý, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, giữ vững các bí quyết công nghệ và chiến lược marketing.

Khi một doanh nghiệp thực hiẹn một chiến lược, tức là ký một cam kết dài hạn dựa trên những cơ sở, những nguồn lực và năng lực nhất định. Như vậy, một khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập những cam kết dài hạn về một

Điểm mạnh và điểm yếu của

doanh nghiệp

Cơ hội và những mói đe doạ của ngành (về

kinh tế và kỹ tuật

Động lực và nhu cầu của những người

thực hiện chủ yếu

Những mong muốn xã hộ rộng lớn hơn (chính sách, mói quan tâm của xã hội, những thay

đổi tập quán

Mục tiêu chiến lược cạnh tranh

Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành mục tiêu chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

phương thức kinh doanh nào đó, thì các đối thủ này cũng chậm trong việc sao chép các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được đổi mới.

Sự vận động tổng thể của môi trường thể hiện ở mức độ năng động của ngành. Những ngành nào năng động nhất là những ngành có tốc độ đổi mới sản phẩm nhanh nhất. Khi các hàng rào ngăn cản việc sao chép là thấp thì các đối thủ cạnh tranh là rất nhiều và môi trường năng động với các đối thủ luôn thay đổi, do đó lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên tạm thời.

Một phần của tài liệu Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty may xuất khẩu trong thị trường quốc tế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w