Giai đoạn 1991 1995

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 27 - 28)

Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng với tốc độ khá cao, bình quân đạt trên 27%/năm, gấp hơn ba lần tốc độ tăng bình quân của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong cùng thời gian. Đặc biệt trong những năm 1994, 1995 sau khi Mỹ xoá bỏ cấm vận ở Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, đạt xấp xỉ 35%.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1991 - 1995 là 17,16 tỷ Rúp - USD, tăng 144% so với 7,03 tỷ Rúp - USD của thời kì 1986 - 1990. Đây là một thành tích lớn bởi đây là thời kì chuyển đổi đầy khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do bị mất thị trờng truyền thống là Liên Xô cũ và các nớc XHCN Đông Âu. Kim ngạch xuất khẩu năm 1991 giảm tới 13,2% so với năm 1990.

Từ năm 1991, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh về cả số lợng và chất lợng. Một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Đó là dầu thô, nông sản, giày dép, dệt may.Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô vào những năm 1989 với số lợng 1,5 triệu tấn, đến năm 1991 là gần 4 triệu tấn và cả thời kì 1991 - 1995 đã xuất khẩu hơn 30 triệu tấn. Gạo cũng bắt đầu đợc

xuất khẩu với khối lợng lớn vào những năm 1989 (1,42 triệu tấn) nhng chỉ tới những năm 1991 - 1995 thì vị trí của gạo trong cơ cấu xuất khẩu mới đợc khẳng định. Cà phê cũng có những bớc tiến vợt bậc. Năm 1990 ta mới xuất đợc 89,6 ngàn tấn, đến năm 1995 đã xuất khẩu đợc 186,9 ngàn tấn, tức là tăng hơn 2 lần. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng đạt 847 triệu USD vào năm 1995, gấp 5 lần kim ngạch năm 1991. Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da đã tăng từ 10 triệu Rúp&USD vào năm 1991 lên 23 triệu Rúp&USD năm 1995, gấp 29 lần.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới (Trang 27 - 28)