Chính sách giá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất đồ dùng học cụ huấn luyện X55 (Trang 43 - 46)

3. Một số chính sách và biện pháp mà Côngty áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.

3.2.Chính sách giá.

Giá cả phù hợp là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công ty đã luôn tìm cách để xây dựng được kế hoạch giá cả phù hợp với thị trường nhằm đạt được doanh thu lớn nhất, phát triển sản xuất đồng thời phải có chi phí thấp nhất để thu được lợi nhuận trong kinh doanh.

Cơ sở để tính giá cho bất cứ loại sản phẩm nào trước hết phải bắt nguồn từ các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của các loại sản phẩm ấy.

p= z + m

Trong đó: p là giá bán đơn vị sản phẩm.

z là giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm. m là lợi nhuận mục tiêu.

Tuy nhiên đây chỉ là cơ sở căn cứ cho việc xây dựng giá của từng loại sản phẩm. Trong thực tế, việc tính giá cho sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài yếu tố giá thành còn có yếu tố khác như giá cả thị trường của các sản phẩm tương tự, sản phẩm thay thế của Công ty và cả quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu, giá thành chắc chắn phải giảm còn ngược lại cung nhỏ hơn cầu thì giá sẽ tăng.

Ở Công ty có hai loại sản phẩm chủ yếu bán ra trên thị trường, đó là sản phẩm do công ty sản xuất và sản phẩm hàng do công ty kinh doanh.

Việc tính giá thành cho các sản phẩm do Công ty sản xuất được áp dụng theo phương pháp tính khoản mục theo giá thành bao gồm:

* Nguyên vật liệu chính _ Các loại hoá chất.

_ Tá dược. * Nguyên vật liệu phụ.

_ Các loại ống thuỷ tinh _Các loại hộp nhựa, vỏ nhựa.. _ Bìa hộp.

* Nhiên liệu động lực: Điện, nước, khí... * Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

* Chi phí phân xưởng là chi phí chung cho bộ phận sản xuất ở phân xưởng. * Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí cho bộ máy quản lý của toàn Công ty.

* Bảo hiểm xã hội.

* Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng..

* Các chi phí thiệt hại trong quá trình sản xuất bao gồm sản phẩm hỏng, những thiệt hại do ngừng sản xuất vì thiếu nhiên liệu..

Xuất phát từ các loại chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh Công ty định giá bán cho từng loaị sản phẩm sau khi đã dự kiến phần lãi. Từ khung giá cơ bản này của Phòng kế toán và căn cứ vào nhu cầu thị trường ở từng thời điểm để Công ty tăng hoặc giảm giá.

Đối với hàng Công ty kinh doanh cũng vậy, từ mức giá mua vào của sản phẩm, cùng với chi phí vận chuyển và dự định phần lãi cho sản phẩm để quyết định giá bán cho sản phẩm tới khách hàng.

Khi điều chỉnh giá theo thị trường, Công ty đã chú ý vận dụng một số nguyên tắc sau:

_ Điều chỉnh giá lên xuống theo cung cầu thị trường. Nếu lượng cầu tăng thì công ty sẽ tăng giá và ngược lại.

_ Điều chỉnh giá theo nguyên vật liệu, vật tư và các khoản thuế nếu giá nguyên vật liệu tăng, thuế tăng thì giá tăng và ngược lại.

_ Với những sản phẩm sắp hết hạn sử dụng mà tiêu thụ chậm, Công ty sẽ hạ giá để đẩy mạng tiêu thụ.

Trong chính sách giá của mình, Công ty áp dụng một số biện pháp như giá phân biệt theo đối tượng mua hàng:

* Với khách hàng là bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh: Giá bán = Giá gốc chưa có thuế VAT + 19%

* Bán cho mậu dịch viên bán lẻ, đại lý bán lẻ:

Giá bán = Giá gốc chưa có thuế VAT +22% * Bán cho trạm y tế xã phường:

Giá bán = Giá gốc chưa có thuế VAT + 22%.

* Giá bán cho các nhà thuốc, hiệu thuốc các doanh nghiệp khác nhau theo giá bán buôn được người mua chấp nhận.

Cuối mỗi hoá đơn cộng với 5% hoặc 10% thuế giá trị gia tăng tuỳ theo mỗi loại sản phẩm.

Tuy nhiên mức giá cũng thay đổi tuỳ theo các thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất đồ dùng học cụ huấn luyện X55 (Trang 43 - 46)