II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó chính là tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, vật lực. Các chỉ tiêu này được thể hiện qua các số liệu ở bảng 5 (hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cao su Sao vàng Hà Nội).
2.2.1. Chỉ tiêu tổng mức doanh thu trên toàn bộ đồng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2003 cứ một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2004 thu được 3,74154 đồng doanh thu từ một đồng vốn, tăng 102,4% so với năm 2005 công ty thu được 4,00192 đồng doanh thu tăng 0,26038 đồng so với năm 2004.
2.2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2003 cứ một đồng tài sản cố định thì tạo ra 0,20618 đồng lợi nhuận, năm 2004 một đồng tài sản cố định tạo ra 0,06648 đồng lợi nhuận, giảm 0,1397 đồng so với năm 2003. Năm 2005 tạo ra 0,05665 đồng, giảm 0,00983 đồng so với năm 2004.
Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2003 cứ một đồng tài sản lưu động thì tạo ra 1,20104 đồng lợi nhuận. Năm 2004 một đồng tài sản lưu động tạo ra 0,38135 đồng lợi nhuận, giảm 0,81969 đồng so với năm 1998. Năm 2000 tạo ra 0,34710 đồng, giảm 0,03425 đồng so với năm 2004.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng vốn cố định và công ty bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng số vốn cố định sử dụng trong năm.
Năm 2003 cứ một đồng tài sản cố định bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra 4,28053 đồng doanh thu thuần. Năm 2004 tạo ra 4,39382 đồng, tăng 102,6% so với năm 2004. Như vậy số doanh thu thuần tạo ra tính trên một đồng tài sản cố định năm 2004 tăng 0,11329 đồng so với năm 2003 và năm 2005 tăng 0,26129 đồng so với năm 2004.
2.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty càng lớn và ngược lại.
Năm 2003 số lần chu chuyển vốn lưu động là 24,93408 lần vơisoos ngày là 14,63; năm 2004 số lần chu chuyển vốn lưu động là 25,20355 lần với số ngày là 14,48 tăng số lần chu chuyển so với năm 2003 là 0,26947 và ngày chu chuyển cũng giảm xuống 0,15 lần với số ngày là 12,79 tăng số lần chu chuyển so với năm 2004 là 3,31727, số ngày chu chuyển giảm 11,69 ngày. Như vậy là tốc độ chu chuyển vốn trong 3 năm đều tăng, tóc động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Tóm lại: qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở bảng 5, ta nhận thấy việc sử dụng vốn của công ty còn chưa đạt hiệu quả cao, sử dụng vốn còn chưa hợp lý. Công ty nên có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới.
2.3. Hiệu quả sử dụng nhân lực
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động hay lượng hao phí đặc điểm cho một đơn vị doanh thu. Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả lao động. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cao su Sao vàng được biểu hiện qua bảng 6 cụ thể như sau:
2.3.1. Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân được xác định bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho tổng số lượng lao động bình quân trong kỳ.
Năm 2003, năng suất lao động bình quân là 138.790,9 nghìn đồng một người. Năm 2004 là 124.749,1 nghìn đồng. Sang năm 2005 năng suất lao động đạt 131.267,4 nghìn đồng một người tăng so với năm 2004 là 6.518,3 nghìn đồng, đạt 105,2%.
2.3.2. Khả năng sinh lời của lao động
Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định đơn vị bỏ ra một đồng chi phí tiền lương thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận chỉ tiêu này càng cao thì lao động càng được sử dụng có hiệu quả. Năm 2003, công ty thu được doanh lợi tù mỗi lao động là 6.685,3 nghìn đồng. Năm 2004 thu được 1.887,5 nghìn đồng; giảm 4.797,8 nghìn đồng so với năm 2003. Sang năm 2005 là 1.597,5 nghìn đồng, giảm so với năm 2004 là 290,0 nghìn đồng.
Mức thu nhập bình quân của người lao động cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2003 mỗi lao động có thu nhập 15.000 nghìn đồng. Năm 2004 là 15.840 nghìn đồng, tăng hơn năm 2003 số tiền là 840 nghìn đồng đạt 105,6%. Năm 2005 là 16.776 nghìn đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 936 nghìn đồng, đạt 105,9%.
Tóm lại: qua việc phân tích những con số trên, ta thấy thu nhập của người lao động ngày một cải thiện song khả năng sinh lời của lao động lại giảm. Như vậy, công ty cần nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết đúng đắn
nhất cho sự thách thức của thị trường trong lĩnh vực kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
3. Đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Qua những phần đã được phân tích ở trên và qua nghiên cứu thực tế cho phép ta rút ra một số nhận xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Một số thành tựu mà công ty đã đạt được
• Doanh thu của công ty trong những năm qua liên tục tăng lên.
• Tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước được công ty thực hiện đầy đủ đảm bảo việc làm ổn định cho 2629 lao động.
• Thu nhập của người lao động ngày càng tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày một tốt hơn.
* Nguyên nhân của những thành công trên là do:
• Sự quan tâm, chỉ đạo định hướng phát triển của đơn vị chủ quản là Tổng Công ty hoá chất Việt Nam.
• Sự đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
• Công ty đã tạo được sự tín nhiệm với các khách hàng trong kinh doanh.
Mặc dù trong những năm qua, Công ty Cao su Sao vàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn còn tồn tại cản trở cho sự phát triển của Công ty đó là:
Do hạn hạn về nguồn vốn nên đầu tư thiết bị còn chắp vá không đồng bộ, công nghệ sản xuất vẫn dựa trên nền tảng thiết bị nhà xưởng cũ, mặt bằng chật hẹp máy móc đa phần là cũ kỹ và hỏng hóc nhiều, công nghệ nhìn chung là lạc hậu chủ yếu là thủ công bán cơ khí.
Đội ngũ công nhân trẻ tuy được bổ sung, song còn ít là được đào tạo chưa hoàn chỉnh, số công nhân lớn tuổi khá đông, có phần hạn chế về sức
khoẻ và trình độ chưa theo kịp được những yêu cầu đòi hỏi của một nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Số cán bộ quản lý giảm, số cán bộ có trình độ đại học vẫn chưa được tăng cường, tuy nhiên hiệu quả công việc chưa cao, trong một số lĩnh vực chuyên môn, công ty có xu hướng hẫng hụt, đang dần thiếu những cán bộ đầu ngành, những chuyên gia có năng lực, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi.
Những đánh giá và phân tích cho thấy rằng để xem xét hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, không thể chỉ dựa vào số liệu mà phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và căn cứ vào xu hướng của nền kinh tế. Như vậy mới có thể đưa ra được đánh giá cụ thể, khách quan và chính xác.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng
I. Phương pháp và mục tiêu phát triển của công ty 1. Phương hướng
Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn và thuận lợi của một môi trường kinh doanh cũng như các nguồn lực nội bộ, Công ty cao su Sao vàng đã đề ra chiến lược phát triển năm 2006 như sau:
Xây dựng các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động để nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
Đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác tổ chức sản xuất để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính năng động, nhạy bén trong kinh doanh.
Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đa dạng hoá sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu sản xuất màng lưu hoá các quy cách của lốp ô tô để thay thế cho nhập khẩu, nghiên cứu vật liệu thay thế cho nhập ngoại, trang bị tin học hiện đại bào phục vụ kinh doanh.
Coi trọng thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, kết hợp với mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Mục tiêu
Trải qua những năm chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường. Công ty cao su Sao Vàng đã vượt qua những khó khăn ban đầu để trở thành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Trong những năm tới cán bộ công nhân viên công ty đang nỗ lực phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu sau:
- Sản xuất kinh doanh tăng trưởng 12-18%/năm. - Xuất khẩu đạt doanh thu từ 2,5 - 3,5 USD/năm
- Thu nhập bình quân tăng từ 16-20%/năm - Tốc độ tiêu thụ sản phẩm 30%/năm
- Tỷ lệ phế phẩm giảm 0,5% so với hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đã và đang nỗ lực trong mọi hoạt động. Xuất phát từ phương hướng và mục tiêu của công ty, trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng
1. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động cho phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại
Để hoàn thiện trình độ công nghệ công ty cần đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ phù hợp với tính hiện đại của máy móc. Hiện nay, hầu như nguồn công nhân trực tiếp sản xuất là lao động có trình độ trung cấp, một số lao động lao động phổ thông được tuyển vào và được công ty tự đào tạo. Điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa công ty nên tuyển dụng lao động trực tiếp từ các trường đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân cũng như trình độ của các cán bộ quản lý.
Hoạt động đào tạo của công ty đối với lao động trực tiếp được thực hiện theo hai cách: áp dụng đối với cả thợ đã đào tạo và chưa đào tạo. Cách thứ nhất đó là công ty duy trì không khí trao đổi nghề nghiệp của những người có tay nghề và những người mới vào nghề, nhằm thống nhất phương pháp, quy trình, chất lượng cho công việc trong sản xuất. Cách thứ hai mang tính đào tạo có chọn lọc đó là chọn ra những nhóm thợ nòng cốt trong các phân xưởng để đào tạo nâng cao tay nghề và tiếp thu những cong nghệ mới nhất của ngành để triển khai ứng dụng, đối với lao động gián tiếp cần phải cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức mới nhất, trong nghề và những kiến thức cần
thiết cho các vị trí đang đảm nhiệm. Bên cạnh đó cần tạo cơ chế linh hoạt trong tổ chức các tiêu chuẩn cụ thể cho các loại cán bộ, loại bỏ những cán bộ thừa và sẵn nguồn để bổ sung kế cận. Do vậy để nâng cao chất lượng của cán bộ điều hành lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa đến nguồn nhân lực.
2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kỹ thuật
Quản lý tốt quy phạm, quy trình sản xuất sản phẩm, công ty thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất cua công nhân qua từng bước công việc.
Kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị. Kế hoạch kiểm tra định kỳ
Kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị bao gồm sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.
Đi đôi với kế hoạch sửa chữa định kỳ cần xây dựng kế hoạch sửa chữa máy móc dự phòng với mục đích hỗ trợ cho kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng chính, ngăn ngừa những hư hỏng đột xuất ngoài dự kiến xảy ra. Ngoài ra công ty cần quan tâm và tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật đi tham quan học tập kinh nghiệm về công nghệ cao su và cơ khí cao su của các nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc…
3. Cải tạo hệ thống máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động và hoàn thiện sản phẩm
Đối với bộ phận lưu hoá:
Lắp đặt thùng lưu hoá (áp lực, nhiệt độ cao) tại xí nghiệp năng lượng tái lưu hoá màng cao su butyl để nâng cao thời gian sử dụng của cốt hơi làm cho màng lưu hoá đạt hiệu quả.
Giải quyết đồng khuôn lưu hoá cho lốp ô tô đã có đủ từ 2,4,6 bộ khuôn để nâng cao năng suất đảm bảo chất lượng và bảo quản được máy định hình lưu hoá không để xảy ra hiện tượng lắp cọc cạch hai khuôn trên cùng máy.
Bảo tồn các đường ống hơi nóng trong các xí nghiệp, xí nghiệp 1, xí nghiệp 2, xí nghiệp 3 đảm bảo tiêu chuẩn hiệu quả để giảm lượng tổn thất hơi nóng.
Lắp đặt đầy đủ hệ thống đo lưu lượng hơi nóng, khí nén cho các xí nghiệp phục vụ công tác định mức.
Cải tạo lại hệ thống đo lưu lượng hơi nóng, khí nén cho các khu vực lưu hoá. Trong đó tập trung chú ý giải quyết việc ổn định nội áp trong quá trình lưu hoá.
4. Thành lập nhóm chất lượng để thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng
Đây là biện pháp có hiệu quả tích cực trong chương trình cải tiến chất lượng được rất nhiều tổ chức của các nước kinh tế phát triển áp dụng. Với biện pháp này Công ty cao su Sao Vàng đã nghiên cứu triển khai trong thực tế. Công ty thành lập các nhóm chất lượng, các nhóm này thành lập dựa trên tinh thần tự nguyện và tự quản trên dùng một chỗ làm việc. Trưởng nhóm do các thành viên bầu chứ không nhất thiết là tổ trưởng sản xuất hoặc là giám đốc phân xưởng, nhóm họp với nhau mỗi tuần một lần hoặc ngoài giờ làm việc tại một nơi quy định. Đề tài thảo luận của nhóm không nhất thiết và liên quan đến chất lượng mà còn liên quan đến các vấn đề khác có liên quan đến công việc của mình. Nhóm chất lượng theo dõi quá trình sản xuất để nhận dạng phân tích và giải quyết các vấn đề chất lượng.
Để nhóm chất lượng hoạt động nghiêm túc và có hiệu quả công ty nên lập ra một nguyên tắc hoạt động cho nhóm:
Tự mình phát triển: các thành viên trong nhóm phải tìm tòi học hỏi để nắm bắt được trình độ công nghệ hiện đại.
Hoạt động tự nguyện.
Gắn liền với hoạt động của nhóm với hệ thống và bộ máy của công ty.