THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
Công ty May Chiến Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi công ty đã quan tâm đầu tư một phần lớn vốn sản xuất kinh doanh của mình vào TSCĐ, trong công ty TSCĐ có nhiều loại khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho công tác quản lý TSCĐ, giúp cho lãnh đạo công ty có thể xem xét tổng thể về cơ cấu đầu tư của công ty, đánh giá kiểm tra tiềm lực sản xuất, tận dụng mọi khả năng hiện có của mình công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ trong công ty như sau:
Bảng 2: Bảng phân tích tình hình tăng giảm và cơ cấu TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng và Công ty may 10
Qua bảng 2 ta thấy nguyên giá TSCĐ đầu năm là 45.789.714.275 đ cuối năm là 46.681.811.116 đ, cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp tăng 892.096.841 đ hay 1.95% điều đó chứng tỏ trong năm 1999 công ty đã
có những quan tâm nhất định trong việc đầu tư bổ sung một số loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.
TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh tăng 892.096.841 đ số tăng này gồm 3 bộ phận:
Nhà cửa, vật kiến trúc đầu năm là 22.586.650.966 đ ( chiếm 49.32% tổng TSCĐ) cuối năm là 22.749.880.162 đ ( chiếm 48.75% tổng TSCĐ) tăng 153.229.196 đ, số tăng này là do công ty đang mở rộng thêm hoạt động của mình bằng việc đầu tư xây dựng thêm một cơ sở sản xuất mới tại khu vực Thái Nguyên
Máy móc thiết bị đầu năm là 21.679.539.441đ, cuối năm là 22.262.413.979 đ (tăng 582.874.538) Chứng tỏ trong năm công ty đã thực hiện đầu tư bổ sung một số thiết bị phục vụ sản xuất. Việc đầu tư này là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa rất lớn góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
Thiết bị dụng cụ quản lý cũng được đầu tư bổ sung. Nguyên giá thiết bị dụng cụ quản lý đầu năm là 539.847.370 đ, cuối năm là 695.840.477 đ (tăng 155.993.107 đ). Bộ phận thiết bị tăng thêm này đa phần là các loại thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, bàn văn phòng và một số loại thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại các phân xưởng sản xuất và phòng ban chức năng .
Cơ cấu đầu tư TSCĐ trong năm 1999 tại công ty May Chiến Thắng là hợp lý bởi công ty đã đầu tư nhiều ở bộ phận máy móc thiết bị- những TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất, đầu tư về máy móc thiết bị chiếm tới 65.34% tổng đầu tư TSCĐ, việc máy móc thiết bị được đầu tư nhiều sẽ có tác động tích cực tới việc tăng lên của doanh thu và lợi nhuận năm 1999.
Qua bảng trên ta cũng thấy, tại thời điểm 31/12/1999 trong tổng số 46.681.811.116 đ nguyên giá TSCĐ, máy móc thiết bị là 22.262.413.979 đ (chiếm 47.68% tổng nguyên giá TSCĐ) trong khi nhà cửa, vật kiến trúc là
22.749.880.162 đ (chiếm 48.75% tổng nguyên giá TSCĐ). Cơ cấu TSCĐ như trên là chưa hợp lý, với đặc điểm là một doanh nghiệp may thuần tuý, máy móc thiết bị là phương tiện chính phục vụ cho sản xuất nhưng trên thực tế chúng chưa được chú trọng đầu tư. Nếu so sánh với công ty May 10 thì ta sẽ thấy rõ hơn sự bất hợp lý này. Tại công ty May 10 vào 31/12/1999 trong khi nhà cửa, vật kiến trúc chỉ chiếm 28.51% tổng nguyên giá TSCĐ thì máy móc thiết bị chiếm tới 57.33% tổng nguyên giá TSCĐ, cơ cấu đầu tư như vậy là hợp lý bởi nó có khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất.
Theo bảng 3 ta thấy máy móc thiết bị của công ty May Chiến Thắng lại ở trong tình trạng cũ, hệ số hao mòn chung của TSCĐ là 45.18% và máy móc thiết bị cũng là loại TSCĐ có tỷ lệ hao mòn khá cao 65.89% . Như vậy, nếu xét trên mặt bằng TSCĐ của công ty có thể nói cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung là lạc hậu và cần phải đầu tư đổi mới ngay trong thời gian tới, trong đó phải đặc biệt chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Ngoài ra, dựa trên bảng phân tích trên ta cũng thấy toàn bộ TSCĐ trong công ty đều được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty đã thanh lý nhượng bán kịp thời những TSCĐ không còn cần thiết cho hoạt động sản xuất ( cụ thể năm 1999 đã thanh lý máy móc thiết bị trị giá 14.040.000đ, ), tránh tình trạng ứ đọng và giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ.
May mặc là một trong những lĩnh vực mà hoạt động cạnh tranh diễn ra rất gay gắt bởi các doanh nghiệp may trong nước không những phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp may khác trong khu vực. Nếu xét về mặt bằng công nghệ chung của các doanh nghiệp may trong nước thì thực trạng về máy móc thiết bị của công ty còn có những hạn chế nhất định. Sự hạn chế này được thể hiện qua bảng phân tích về tình hình trang
bị, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty May Chiến Thắng ( Bảng 4)
Dựa vào Bảng 4 ta thấy nếu xét riêng về hoạt động tại công ty May Chiến Thắng thì hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm 1999 so với năm 1998 đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 1998 cứ một đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 1.933 đ doanh thu thuần, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 2.355 đ doanh thu thuần ( tăng thêm 0.422 đ doanh thu thuần)
+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 1998 để tham gia tạo ra 1đ doanh thu thuần cần phải sử dụng 0.517 đ VCĐ bình quân còn năm 1999 chỉ cần phải sử dụng 0.425 đ VCĐ bình quân ( giảm được 0.092 đ VCĐ bình quân)
+ Chỉ tiêu doanh lợi VCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ VCĐ bình quân công ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0.032 đ lợi nhuận sau thuế, còn trong năm 1999 tham gia tạo ra 0.037 đ lợi nhuận ròng( tăng thêm được 0.005 đ lợi nhuận)
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Nếu năm 1998 cứ 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân tham gia tạo ra 1.272 đ doanh thu thuần , còn trong năm 1999 nếu sử dụng 1đ nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1.382 đ doanh thu thuần ( tăng thêm được 0.110 đ doanh thu thuần)
Bốn chỉ tiêu cơ bản trên phần nào đã phản ánh được những cố gắng của công ty trong quá trình sử dụng VCĐ và TSCĐ. Việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Tuy nhiên, nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành may hiện nay và cụ thể là với hai công ty May Thăng Long và công ty May 10 thì ta dễ dàng nhận thấy công ty May Chiến Thắng còn có những điểm cần phải học hỏi. Hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ, hao mòn và mức độ trang bị tại hai công ty trên đều cao hơn công ty May Chiến Thắng. Cụ thể như sau:
Trong năm 1999, Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 2.355 thì công ty May Thăng Long là 2.801 và công ty May 10 là 3.806 ; Hàm lượng VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.425 thì công ty May Thăng Long là 0.357 và công ty May 10 là 0.263; Doanh lợi VCĐ của công ty May Chiến Thắng là 0.037 thì công ty May Thăng Long là 0.032 và công ty May 10 là 0.080; Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty May Chiến Thắng là 1.382 thì công ty May Thăng Long là 1.619 và công ty May 10 là 2.938. Các chỉ tiêu trên phản ánh một thực tế là khả năng sản xuất tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 cao hơn công ty May Chiến Thắng, TSCĐ và VCĐ tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 khi đưa vào sử dụng có khả năng tạo ra quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hai công ty trên đạt được quy mô doanh thu và lợi nhuận cao hơn công ty May Chiến Thắng nhưng một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên là do việc sử dụng TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng tại ba công ty có sự khác biệt lớn. Phân nửa TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đã ở trong tình trạng cũ, điều này thể hiện ở chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ và hệ số hao mòn máy móc thiết bị. Nếu như năm 1998 hệ số hao mòn chung về TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng là 37.2% thì đến năm 1999 hệ số hao mòn TSCĐ đã lên tới 45.1%. Điều này chứng tỏ TSCĐ tại công ty May Chiến Thắng đang bị hao mòn, xuống cấp rất nhanh chóng. Còn về máy móc thiết bị thì tỷ lệ hao mòn còn
cao hơn nhiều, năm 1998 là 58.29% đến năm 1999 đã lên tới 65.89% Việc 65.89% máy móc thiết bị đã được khấu hao hết chứng tỏ chúng đã rất xuống cấp, hỏng hóc là khó tránh khỏi. Còn nếu ta so sánh với công ty May Thăng Long thì hệ số hao mòn chung của TSCĐ đến thời điểm 31/12/1999 là 42.2%, còn công ty May 10 là 24.776% . Đối với máy móc thiết bị thì giữa công ty May Chiến Thắng và hai công ty trên cũng có sự chênh lệch khá lớn. Hệ số hao mòn về máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long là 9.19% và công ty May 10 là 24.68%. Hệ số trên cho thấy trong khi máy móc thiết bị tại công ty May Thăng Long và công ty May 10 còn khá mới thì tại công ty May Chiến Thắng đã quá xuống cấp. Sự xuống cấp về máy móc thiết bị tất yếu sẽ góp phần làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động tại công ty May Chiến Thắng trong năm 1999 và những năm tới nếu công ty không nhanh chóng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị.
Mặt khác, việc TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng ít được chú trọng đầu tư đổi mới sẽ dẫn tới mức trang bị TSCĐ và máy móc thiết bị cho một công nhân sản xuất sẽ thấp. Năm 1998 Mức trang bị chung về TSCĐ (tính theo nguyên giá TSCĐ) tại công ty May Chiến Thắng là 18.291.424 đ/ 1CNSX và năm 1999 là 18.583.506 đ/ 1 CNSX, còn tại công ty May Thăng Long là 31.627.430 đ/ 1 CNSX (năm 1999). Nếu tính mức trang bị chung về TSCĐ ( theo giá trị còn lại của TSCĐ) thì giữa ba công ty cũng rất khác nhau: Tại công ty May Chiến Thắng một công nhân sản xuất trong năm 1999 được trang bị 10.905.497 đ còn ở công ty May 10 là 13.043.612 đ và công ty May Thăng Long là 18.274.746 đ. Mức trang bị về máy móc thiết bị giữa ba công ty cũng chênh lệch nha khá lớn: Mức trang bị về máy móc thiết bị ( tính theo nguyên giá của máy móc thiết bị) tại công ty May Chiến Thắng là 8.830.778 đ/ 1CNSX, còn ở công ty May Thăng Long là 10.936.539 đ/ 1CNSX và ở công ty May 10 là 8.346.657 đ/ 1CNSX. Mức trang bị về máy
móc thiết bị ( tính theo giá trị còn lại của máy móc thiết bị) tại công ty May