Có thể nói môi trường sản xuất, công nghệđều nằm trong môi trường vi mô nhưng do đặc điểm của Công ty là mặt hàng có chất lượng và trình độ kỹ thuật cao nên em phải nhấn mạnh vấn đề này.
Đểđưa sản xuất vào ổn định, nề nếp và lãnh đạo kiểm soát được quá trình công ty đã xây dựng bộ quy chế về sản xuất có nội dung chính như sau:
1. Vật tưđầu vào
* Trên cơ sở thiết kế, công nghệ, kế hoạch sản xuất, Công ty chuẩn bị mọi vật tưđảm bảo chất lượng để sản xuất gồm:
+ Vật tư chính: Gang, thép, đồng, nhôm… + Vật tư phụ: Dầu, mỡ, than…
* Trước khi đưa vào sản xuất, vật tư phải được kiểm tra, kiểm soát đảm bảo yêu cầu.
+ Sản phẩm là thép thỏi trước khi chuyển sang xưởng cán phải kiểm tra thành phần đảm bảo tiêu chuẩn.
2. Khâu tạo phôi gồm 2 phương pháp
2.1. Rèn: Mục đích tạo hình dáng sơ bộ ban đầu và nâng cao cơ tính vật liệu của các sản phẩm.
+ Tuỳ thuộc vào yêu cầu, sản phẩm được tạo phôi bằng rèn khuyên hoặc rèn tự do.
+Sau khi phôi được tạo theo yêu cầu tiến hành nhiệt luyện (thường hoá, tôi cải thiện) và phun bi làm sạch, kiểm tra xuất xưởng.
2.2. Đúc: Mục đích tạo hình dáng sơ bộ ban đầu của các sản phẩm * Có nhiều phương pháp đúc:
- Đúc trong khuôn kim loại - Đúc trong khuôn cát - Đúc áp lực
* Sản phẩm đúc xong, trước khi mang đi gia công cơ khí phải nhiệt luyện (ủ khửứng suất) phun bi, làm sạch ba via, kiểm tra.
3. Gia công cơ khí: Mục đích tạo hình dáng hình học, kích thước theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
+ Gia công cơ khí gồm: Gia công cắt gọt, hàn, dập nguội.
+ Khâu nhiệt luyện được tiến hành xen lẫn giữa các nguyên công cơ khí hoặc ở khâu cuối cùng tạo sản phẩm để tạo ra cơ tính phù hợp với điều kiện làm việc, tăng tuổi thọ làm việc của sản phẩm.
+ Tất cả các nguyên công trong công nghệ cơ khí tạo sản phẩm đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽđảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm đãđịnh.
+ Quá trình gia công cơ khí, nhiệt luyện, hàn, dập nguội để tạo sản phẩm đều được thực hiện trên thiết bị chuyên dùng, thiết bị vạn năng kèmtheo trang bị công nghệđặc biệt.
+ Sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho bán hàng hoặc chuyển lắp ráp để lắp tổng thành động cơ.
4. Lắp ráp:
+ Quy trình lắp ráp động cơđược tiến hành trên dây chuyền chuyên dùng.
+ Động cơ lắp hoàn chỉnh được đưa sang bệ thửđể kiểm tra các yêu cầu: Công suất, số vòng quay, lượng tiêu hao nhiên liệu, nhiệt độ…
+ Động cơ trước khi đóng hòm nhập kho, ngoài kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật còn được kiểm tra hình thức, nhãn, mác gắn trên động cơ và tài liệu Hướng dẫn vận hành.
KẾTLUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Trần Hưng Đạo em thấy bản thân đã có những tiến bộ vượt bậc trong nhận thức chung vàđặc điểm là kết hợp được những điều đã học với thực tế sản xuất -kinh doanh. Qua quá trình thực tập em đã hiểu được nhiều điều về sử dụng vốn, về khai thác công nghệ, vềđiều hành sản xuất - kinh doanh, về sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, về những đánh giá chung về kết quả sản xuất - kinh doanh như doanh số, sản lượng, các yếu tốảnh hưởng nhưđầu vào - đầu ra, môi trường kinh doanh…
Qua thực tập em thấy Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo là doanh nghiệp hàng đầu chế tạo cơ khí trong lĩnh vực Diesel, hoạt động hiện nay là có hiệu quả, chiến lược phát triển làđúng hướng. Công ty đã vàđang phát triển đi lên đồng thời khắc phục những yếu điểm của doanh nghiệp Nhà nước còn rơi sót lại trước sự thay đổi mạnh mẽ của kinh tế xã hội vàđất nước.
Thời gian tới công ty đã chuẩn bị tốt đểđứng đầu, đối phóđược với cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo nói riêng.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty, các phòng ban đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng quan này, đặc biệt dành tình cảm và cám ơn các thầy côđã nhiệt tình chỉ bảo em trong thời gian qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2006
MỤCLỤC
Chương I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Nhà nước MTV cơ khí
Trần Hưng Đạo ...1
1. Lịch sử hình thành và phát triển ...1
2. Vốn của công ty...3
3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của công ty ...3
Chương II: Khái quát tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp...7
1. Các mặt hàng chủ yếu của công ty ...7
2. Trình bày tiêu thụ sản phẩm...8
3. Phân tích khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ...10
4. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế...12
5. Tài sản cốđịnh và khấu hao...13
6. Tình hình nhân sự...14
7. Chi phí sản xuất ...16
8. Công nghệ sản xuất ...19
9. Môi trường vi mô...27
10. Môi trường kinh doanh của công ty cơ khí Trần Hưng Đạo...29
11. Môi trường công nghệ...29
12. Môi trường sản xuất ...32
NHẬNXÉTCỦAGIÁOVIÊNCHẤM
Họ và tên sinh viên: Trần Văn Dũng
Lớp: TX8 QTKD Việt - Hưng ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Điểm:……….. Hà Nội, ngày …./10/2006 Giáo viên chấm