chức trong các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng đổi mới
- Xác định rõ mục tiêu, Đây là cơ sở để xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Có cơ sở hạ tầng bảo đảm hoạt động của tổ chức.
- Có nguồn nhân lực thực hiện các khâu vận hành tổ chức trong đó quan trọng nhất là có người đứng đầu tổ chức.
- Nền kinh tế của ta hiện nay là nền kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, các doanh nghiệp phải quán triệt và cụ thể hoá đường lối của Đảng vào hoàn cảnh thực tiễn của doanh nghiệp mình, vận dụng tốt các quy luật kinh tế, các quy luật xã hội và đặc biệt là các quy luật tổ chức.
- Quyết định các chính sách, chế độ quản lý phù hợp với yêu cầu của quy hoạch, kế hoạch, kết hợp được nội lực và ngoại lực của doanh nghiệp.
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, có kế hoạch tốt để đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, bồi dưỡng
nhân tài cho doanh nghiệp trên nền tảng hình thành và phát triển nhân cách người Việt Nam mới. Tránh tình trạng cán bộ quản lý giỏi, nhà tổ chức tài năng theo kiểu “cha truyền con nối” hoặc chỉ trông cậy vào năng lực bẩm sinh. Tổ chức, quản lý là một nghề và “nhà tổ chức”, “ nhà quản lý” ở cấp nào cũng phải được đào tạo.
- Quản lý theo tiêu chí chất lượng tổng thể và hiệu quả bền vững thích ứng với mọi sự thay đổi đòi hỏi nhà tổ chức, nhà quản lý không chỉ biết làm “việc đúng”, mà cần hơn là biết làm “đúng việc” theo chức trách, bổn phận của mình. Suy nghĩ và hành động của nhà tổ chức, nhà quản lý không phải là tổ hợp của “trái tim nóng, cái đầu nóng”, cũng không phải là tổ hợp của “trái tim lạnh, cái đầu lạnh” và càng không phải là tổ hợp của “trái tim lạnh, cái đầu nóng”, mà là tổ hợp của “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.
- Kết hợp học và tự học, đào tạo và tự đào tạo, rèn luyện tư duy quản lý, trên nền tảng của tư duy lô gích, tư duy hình tượng, tư duy biện chứng, tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật, tư duy công nghệ, tư duy thuật toán, thấm nhuồn mục tiêu học suốt đời với bốn trụ cột: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để biết cách chung sống với nhau là con đường đúng đắn để thành người tổ chức, quản lý giỏi, thành công, sáng tạo trong công việc.
kết luận
Tổ chức là chức năng thứ hai của quá trình quản lý. Trong thực tế, khi chiến lược đã được xác lập thì phải tạo được khuôn khổ ổn định về mặt cơ cấu và nhân sự cho thực hiện chiến lược, đó chính là phần việc của công tác tổ chức. Đây là vấn đề không dễ mà cũng không quá khó đối với các nhà quản lý. Dễ vì đây là công việc cơ bản, mang tính ổn định tương đối cao. Khó vì phải nắm chắc thành nhân sự và phải biết phối hợp những chức năng chuyên môn khác nhau trong tổ chức. Tuy vậy, nó có một vai trò quan trọng trong quản lý các doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả tối ưu trong điều kiện môi trường kinh tế khắc nghiệt, đầy thách thức này thì với tư cách là một nhà quản lý chúng ta phải coi trọng công tác tổ chức. Lựa chọn một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và phù hợp với cơ chế thị trường trong thời kỳ đổi mới, hạn chế tối đa tình trạng một cơ cấu tổ chức cồng kềnh, quan liêu.
Tóm lại, công tác tổ chức bao gồm 10 bước theo một logic như sau:
1. Phân tích các mục tiêu chiến lược và kế hoạch của tổ chức để xác định những thuộc tính mang tính nguyên tắc của tổ chức.
2. Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu chiến lược.
3. Hợp nhóm các hoạt động theo các nguồn lực một cách tốt nhất, tuỳ theo hoàn cảnh, để hình thành nên các bộ phận của tổ chức.
4. Giao cho người đứng đầu mỗi nhóm quyền hạn cần thiết để tiến hành các hoạt động.
5. Ràng buộc các nhóm lại theo chiều ngang và dọc thông qua các mối quan hệ quyền hạn và thông tin.
6. Tiến hành phân tích nhu cầu cán bộ quản lý và khả năng cung cấp cán bộ quản lý từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức.
7. Tuyển chọn, bố trí và làm hoà nhập cán bộ quản lý tại mỗi vị trí quản lý. 8. Thực hiện các chế độ đãi ngộ nhằm tạo ra và duy trì động lực hoạt động cho
các nhà quản lý.
9. Thực hiện di chuyển và đề bạt cán bộ quản lý.
Tài liệu tham khảo
1. GS .TS. Đỗ Hoàng Toàn – Giáo trình: Khoa học quản lý- Khoa khoa học quản lý- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật- 1999
2. TS. Mai Văn Bưu – Giáo trình: Lý thuyết quản trị kinh doanh- Khoa khoa học quản lý – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật- 2001
3. An Thị Thanh Nhàn- Bùi Thị Keng- Bùi Thị Thái- Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường- H: Chính trị quốc gia- 1997
4. Nguyễn Văn Bình- Khoa học tổ chức và quản lý: Một số vần đề lý luận và thực tiễn- Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức và quản lý- NXB Thống kê- 1999
5. Nguyễn Hải Sản – Quản trị học – Nhà xuất bản thống kê - 1998
6. GS -TS Vũ Huy Từ - Vai trò quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 1998.
mục lục
Lời mở đầu... 1
Chương I: Tổng quan về công tác tổ chức 1. Khái niềm về tổ chức ... 3
1.1 Định nghĩa ... 3
1.2 Những đặc điểm chung của tổ chức... 3
1.3 Phân loại tổ chức... 4
2. Một số quy luật cơ bản của tổ chức 2.1 Quy luật mục tiêu rõ ràng và tính hiệu quả của tổ chức... 5
2.2 Quy luật hệ thống ... 7
2.3 Quy luật cấu trúc đồng nhất và đặc thù của tổ chức... 8
2.4 Quy luật vận động không ngừng và vận động theo quy trình của tổ chức . 9 2.5 Quy luật tự điều chỉnh của tổ chức ... 10
3. Tổ chức là một khâu quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng ... 10
Chương II: Cơ cấu tổ chức quản lý 1. Khái niệm cơ cấu tổ chức... 12
2. Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý ... 12
3. Những nguyên tắc tổ chức 3.1 Nguyên tắc xác định theo chức năng... 13
3.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn ... 13
3.3 Nguyên tắc bậc thang... 13
3.4 Nguyên tắc tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm ... 14
3.5 Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm... 14
3.6 Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh ... 14
3.7 Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc ... 15
3.8 Nguyên tắc quản lý sự thay đổi ... 15
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức ... 16
4.1 Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý ... 16
4.2 Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý... 16
5. Những thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức 5.1 Chuyên môn hoá ... 17
5.1.1 Chuyên môn hoá chiều dọc ... 17
5.1.2 Chuyên môn hoá chiều ngang ... 18
5.2 Tiêu chuẩn hoá... 18
5.3 Sự phối hợp ... 19
5.4 Quyền lực ... 19
6. Các mô hình cơ cấu tổ chức mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường sử dụng 6.1 Cơ cấu đơn giản kiểu doanh nghiệp cá nhân... 20
6.2 Mô hình tổ chức theo chức năng ... 20
6.3 Mô hình tổ chức theo sản phẩm... 21
6.4 Mô hình tổ chức theo địa dư... 23
6.5 Mô hình tổ chức theo đối tượng khách hàng... 24
6.6 Mô hình tổ chức theo đơn vị chiến lược ... 25
6.7 Mô hình tổ chức theo quá trình ... 27
6.8 Mô hình tổ chức theo các dịch vụ hỗ trợ ... 27
6.9 Mô hình tổ chức ma trận ... 29
6.10 Mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp ... 30
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo hướng đổi mới 1. Những quan điểm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý ... 32
2. Lựa chọn một cơ cấu tổ chức thích hợp ... 33
3. Một số công cụ phối hợp 3.1 Các kế hoạch... 34
3.2 Hệ thống tiêu chuẩn Kinh tế- Kỹ thuật... 34
3.4 Giám sát trực tiếp... 34
3.5 Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông và tham gia quản lý .. 35
3.6 Văn hoá tổ chức ... 35
4. Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý ... 36
4.1 Phương pháp tương tự ... 36
4.2 Phương pháp phân tích theo yếu tố... 36
5. Một số kiến nghị nhằm phát huy tính hiệu quả của công tác tổ chức trong các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng đổi mới... 40
Kết luận. ... 42