II. Những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của
5. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách
Để từng bước ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, VINACAFE cần đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước về cơ chế chính sách như sau :
- Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà phê đang bị thua lỗ nguyên nhân do giá cà phê xuống thấp. Đồng thời quy
Thương mại K3A - 08 - 32 -
định giá sàn trả cho nông dân khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất ra. Dĩ nhiên các nhà xuất khẩu lại bị thua thiệt và thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước sẽ bù lỗ cho các nhà xuất khẩu.
- Nhà nước có cơ chế tín dụng như cho vay không lãi ( hoặc bù lãi suất ), trừ phần phụ thu xuất khẩu cho một số doanh nghiệp của VINACAFE có nguồn lực thu gom, gom trữ cà phê ngay từ đầu vụ với số lượng khoảng 10% nhằm chủ động xuất khẩu và sản xuất.
- Các ngân hàng Thương mại cho giãn nợ khi chưa tiêu thụ được hàng hoá, đồng thời xem xét việc tiếp tục cho vay để duy trì sản xuất kinh doanh bình thường cho các đơn vị khi vào vụ thu hoạch cà phê, áp dụng rộng rãi phương thức lấy cà phê lưu kho làm thế chấp.
- Chuyển giao cho các ngành, đơn vị chức năng địa phương trực tiếp quản lý các công trình phúc lợi, hạ tầng cơ sở như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế… mà các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng ( hiện nay chi phí này chiếm một phần rất lớn trong giá thành sản phẩm ), đồng thời thanh toán lại giá trị thực tế các công trình dã xây dựng cho các doanh nghiệp. - Đề nghị Nhà nước và Bộ Tài chính cấp đủ 30% định mức vốn lưu động cho các đơn vị trong VINACAFE, cấp vốn ngân sách để xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương nhằm đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho diện tích cà phê hiện có và xây dựng, nâng cấp trục đường giao thông đặc biệt là những dự án vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
- Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành chức năng cho phép VINACAFE lập phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số vùng ở Phú Yên và Gia Lai – Kon Tum do điều kiện thời tiết, khí hậu không thuận lợi cho phát triển cà phê vối, chuyển sang trồng các loại cây hàng hoá thay thế sản phẩm nhập từ nước ngoài để ổn định sản xuất và đời sống cán bộ, CNV.
- Đối với các đơn vị sản xuất cà phê ở Tây Nguyên có sử dụng lao động là đồng bào thiểu số (trên 15%), đề nghị Chính phủ có chính sách ưu đãi về lãi ngân hàng, miễn 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp, chuyển các khoản nộp ngân sách thành vốn cấp đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trợ cước trợ giá một số mặt
Thương mại K3A - 08 - 33 -
hàng phục vụ sản xuất, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng.
- Đối với dự án AFD – phát triển 40.000 ha cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc, đề nghị Chính phủ cho kéo dài thời gian thực hiện dự án đến 2005. Đối với các hợp phần sản xuất nông nghiệp cho phép ân hạn 5 năm cả gốc và lãi, đối với hợp phần nghiên cứu, đào tạo, thuê chuyên gia, quản lý đề nghị hỗ trợ bằng vốn ngân sách
- Về thị trường cà phê :
+ Chính phủ đàm phán ký hiệp định trả nợ bằng sản phẩm cà phê với các nước có nhu cầu với số lượng hàng năm 100.000 tấn – 150.000 tấn.
+ Đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ cho tham gia thị trường kỳ hạn tại Luân Đôn (Anh).
+ tháo gỡ khó khăn trong thanh toán với một số thị trường như Liên bang Nga và Đông Âu.
- Đề nghị Bộ Lao động thương binh xã hội, Bộ Y tế cho hoãn nộp BHXH, BHYT cho người lao động 2-3 năm, khi giá cà phê phục hồi tiếp tục hoàn trả. Trong thời gian hoãn đóng bảo hiểm vẫn giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Thương mại K3A - 08 - 34 -
kết luận
Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, VINACAFE đã không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được những thành tựu hết sức quan trọng trong việc phát triển diện tích, tăng năng suất sản lượng, mở rộng thị trường, đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, ổn định đời sống cán bộ, CNV, tạo việc làm cho người lao động, từng bước đổi mới công nghệ chế biến và hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng… góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước nhất là địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Sự phát triển của ngành cà phê còn có ý nghĩa xã hội hết sức to lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo cho bà con đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạnh, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới và cải thiện môi trường sinh thái.
Trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu ở VINACAFE ngày càng lớn mạnh và phát huy hiệu quả kinh tế cao. Đây chính là công lao của những nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và có phần đóng góp rất lớn của các cơ quan chủ quản, sự khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước cũng như sự đóng góp của nhân dân sản xuất trong cả nước. Song VINACAFE cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn do giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục giảm mạnh . Tình hình đó đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu bị thua lỗ lớn, tài chính từ VINACAFE đến các đơn vị thành viên mất cân đối nghiêm trọng. Mặt khác, trong thập niên đầu thế kỷ 21, theo xu thế hội nhập Việt Nam tham gia AFTA, WTO.. điều đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, trong đó có mặt hàng cà phê.
Vì vậy, việc đưa ra những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của VINACAFE là một tất yếu khách quan, nó vừa đảm bảo từng bước duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài để xây dựng VINACAFE trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần đáng kế vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Qua chủ đề này phần nào tôi đã hiểu rõ hơn và rút ra được nhiều bài học bổ ích trong học tập và công tác sau này. Cuối cùng tôi xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Vũ quang Anh và VINACAFE đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Vì kiến thức còn hạn chế và thời lượng thực tập tại VINACAFE không nhiều nên trong luận văn này không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý thêm của các cô chú trong ban xuất nhập khẩu ở Tổng công ty cũng như thầy giáo hướng dẫn để luận văn tốt nghiệp của tôi hoàn thiện hơn.
Thương mại K3A - 08 - 35 -
Tài liệu tham khảo
1. Dự án phát triển gạo, cao su, cà phê, dâu tằm tơ Việt Nam ( Bộ NN và CNTP – 12/1955)
2. Phương hướng phát triển Cà phê Việt Nam (NXBNN – 1999) 3. Đề án tổ chức quản lý ngành cà phê Việt Nam ( TCT cà phê
VN 2002)
4. Báo cáo phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Đông Nam Bộ và Tây nguyên (Vinacafe – 2002)
5. Cây cà phê và thị trường thế giới ( Thạc sĩ Đoàn Triệu Nhạn – 1999)
6. Tình hình cà phê năm 2000 – 2002 ( dịch từ tạp chí cà phê F.O Lichts )
7. Báo cáo tình hình sản xuất và xuát nhập khẩu niên vụ 1998/1999 – 2001/2002 của Vinacafe.
8. Thị trường giá cả số 9 – 1999, 1 – 2000……10 – 2002.
9. Giáo trình kinh doanh thương mại quốc tế ( Trường Đại học Quản lý Kinh doanh )
10. Giáo trình Chiến lược Kinh doanh ( Trường Đại học Quản lý Kinh doanh )
Thương mại K3A - 08 - 36 -
Mục lục Lời nói đầu 2
Phần I. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước 3
I . Khái niệm, nội dung của hoạt động xuất khẩu 3
1. Khái niệm 3 2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu 4
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 6 1. Các nhấn tố của môi trường vĩ mô 6
2. ảnh hưởng của các nhân tố vi mô 9
III. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế và doanh nghiệp 9
1. Đối với nền kinh tế 9
2. Đối với doanh nghiệp 10
Phần II. Một số nét khái quát về Tổng công ty cà phê Việt nam 11
I. Sự hình thành và quá trình phát triển 11
1. Sự hình thành 11
2. Quá trình phát triển 11
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty 11
4. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 13
II. Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam 15
Thương mại K3A - 08 - 37 -
1. Những kết quả về sản xuất và kinh doanh xuất khẩu 15
2. Những tồn tại, khó khăn và thách thức hiện nay của Vinacafe 23
Phần III. Phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới và những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty
25 I. Phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới 25
II. Những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty 26
1. Giải pháp về tổ chức sản xuất và xây dựng đội ngũ cán bộ 27
2. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến 28
3. Giải pháp về vốn 30
4. Giải pháp về thị trường 31
5. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách 33
Kết luận 35