I. Quan điểm chỉ đạo
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm phòng ngừa, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK
vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK
Như đánh giá ở phần trên một trong những tồn tại của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó là nhận thức và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK còn hạn chế của chính quyền các cấp, của cộng đồng, gia đình. Để nâng cao nhận thức cần đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục. Đối tượng tuyên truyền bao gồm cả các cơ quan quản lý Nhà nước, cấp uỷ Đảng, chính quyền, gia đình, cộng đồng, nhà trường và chính bản thân trẻ em. Nội dung tuyên truyền cũng cần phải đa dạng, tuỳ từng đối tượng có cách thức thiết kế nội dung, kênh tuyên truyền cụ thể:
+ Cấp Trung ương:
- Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là một trong những kênh thông tin quan trọng, cho tất cả các đối tượng từ cấp lãnh đạo, gia đình, cộng đồng, nhà trường và chính trẻ em. Sử dụng đài truyền hình Trung ương, đài tiếng nói Việt Nam, hệ thống thống báo chí... để truyền tải những thông tin về chính sách, kỹ năng BV, CS&GD trẻ, đặc điểm tâm lý, nhu cầu học hành của trẻ... những sự kiện liên quan tới TEHCĐBKK nhằm tăng cường sự hiểu biết của mọi người về TEHCĐBKK, nâng cao kỹ năng BV, CS&GD cho trẻ, thay đổi những quan niệm lệch lạc, những định kiến đối với trẻ em làm trái pháp luật, nghiện hút, mại dâm, tàn tật, mồ côi; xoá bỏ những mặc cảm, tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc rộng rãi với thế giới bên ngoài.
- Phát động tuần lễ dành cho trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Hàng năm có phát động tháng hành động vì trẻ em Việt nam (tháng 6), trong tháng lấy trọng tâm tuần đầu dành cho công tác chăm sóc TEHCĐBKK, tập trung những nội dung tuyên truyền, quyên góp, tổ chức hoạt động trợ giúp TEHCĐBKK... như khám chữa bệnh miễn phí, tặng quà, cấp hoạc bổng, dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng....
- Chỉ đạo lồng ghép với các chương trình tuyên truyền khác của các Bộ, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên...
- Biên tập, biên soạn tài liệu tuyên truyền phát miễn phí: Số lượng không nhỏ gia đình có TEHCĐBKK không có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như: đài, ti vi... hạn chế về mặt thông tin nhất là thông tin về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Phòng ngừa BV,CS&GD- TEHCĐBKK vì vậy việc biên tập, biên soạn tài liệu tuyên truyền như: sách bỏ túi, hỏi và đáp, tờ gấp và các ấn phẩm văn hoá, các bài viết trên báo... phát đến tận tay trẻ em, gia đình là rất cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả cao. Những nội dung tập trung vào chủ trương, chính sách, các quyền lợi và nghĩa vụ của trẻ em, gia đình có TEHCĐBKK; giới thiệu phương thức, cách chăm sóc trẻ em, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, các trung tâm nuôi dưỡng...
-Bên cạnh đó có những bậc cha, mẹ do có hạn chế về nhận thức, không biết cách nuôi dạy con cái, nên đã dẫn đến tình trạng trẻ tàn tật, trẻ bỏ nhà đi lang thang... đối với nhóm này song song với những biện pháp mạnh nêu trên thì cũng cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ nâng cao nhận thức, cách thức nuôi dạy, chăm sóc trẻ thông qua các biện pháp như: tập huấn, đào tạo cộng đồng... về kỹ năng Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục TEHCĐBKK. Giải pháp này thực hiện thông qua tuyên truyền giáo dục các chuyên đề ngắn hạn cho từng nhóm gia đình có đối tượng và do từng cơ quan, tổ chức khác nhau đảm nhiệm, như: Kỹ năng chăm sóc trẻ em tàn tật do ngành y tế, kỹ năng hỗ trợ trẻ em đến trường do ngành giáo dục đảm nhiệm, kỹ năng xây dựng gia đình do Hội phụ nữ...
+ Các cấp thuộc tỉnh, thành phố
- Tổ chức kênh thông tin tuyên truyền: Sử dụng đài truyền hình, phát thanh, báo địa phương thực hiện các chiến dịch tuyên truyền nhân dịp tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi... Xây dựng những chương trình cụ thể phát vào những giờ quy định trong tháng, nêu những gương TETT, mô côi, trẻ em nghèo.. vượt khó, gương người tốt, việc tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em; giới thiệu nội dung chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước...
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về trẻ em ĐBKK với các nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể: Các tổ chức hội Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc có các cấp hội, chi hội tại cơ sở thôn, xóm, xã, phường và thường xuyên sinh hoạt tập thể và nội dung sinh hoạt, tuyên truyền của các cấp hội đa dạng, do vậy khi đưa thêm nội dung về TEHCĐBKK sẽ mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó chính bản thân các hội viên lại là cha, mẹ, người thân của trẻ em, do vậy họ cũng cần biết và muốn biết những chủ trương, chính sách, cách thức chăm sóc trẻ em. Đưa nội dung sinh hoạt này vào các cấp hội vừa sinh động vừa đáp ứng được yều cầu thực tế của các thành viên. Để làm được điều này cần thực hiện các bước:
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ LĐTBXH, UBBVCSTE Việt nam với Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Trung Ương các hội, đồng thời sự phối hợp chặt chẽ theo hệ thống ngành dọc. Gắn kết những nội dung tuyên truyền, giáo dục về TEHCĐBKK với hoạt động của các tổ chức hội, cơ quan quản lý nhà nước đặt hàng và các Hội phối hợp thực hiện.
Hàng năm cần bố trí một khoản kinh phí cho các tổ chức hội hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn huy động trong nước, quốc tế.
Đào tạo, tập huấn nội dung tuyên truyền cho cán bộ các cấp hội đặc biệt là cấp cơ sở, nội dung đào tạo phải được biên soạn, biên tập thống nhất từ trung ương. Các tổ chức hội đưa nội dung tuyền truyền về giáo dục TEHCĐBKK vào nội dung công việc hàng năm của Hội, để huy động nội lực, cũng như để xây dựng phong trào hoạt động của Hội.
- Triển khai thực hiện các nội dung tuyên truyền do các cơ quan Trung ương phát động như tuyên truyền tháng hành động, phát tờ gấp cho trẻ em và gia đình trẻ em, biên tập, biên soạn tài liệu hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc trẻ...