Tổn thất gián tiếp

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng.pdf (Trang 47 - 48)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.4.2 Tổn thất gián tiếp

2.4.2.1 Đối với người sản xuất

Sự giảm giá trầm trọng vào vụ mùa 2000/2001 đã đẩy người sản xuất cà phê vào tình thế bế tắc. Trong khi giá bán sản phẩm thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất thì người sản xuất đã hết sức hoang mang và có người đã chặt bỏ vườn cây để

thay thế cây trồng khác. Mặt khác, phần lớn đã bỏ mặc cho thiên nhiên nên không chăm bón nữa. Kết quả là có nhiều vườn cây bị phá bỏ hoặc bị hư hỏng do không có người chăm sóc. Như vậy, dưới tác động của giá cả tuy ở giác độ gián tiếp nhưng cũng là nhân tố quyết định trong việc hủy bỏ vườn cây dẫn đến việc hạn chế sản xuất. Điều này đã gây cho các nhà kinh doanh về mặt tâm lý mà khi nhìn nhận các nhà sản xuất cà phê của Việt Nam có cảm thấy có hàm chứa những điều không chắc chắn.

Việc người sản xuất phá bỏ vườn cây hoặc không chăm bón những vụ

mùa 2001/2002 và 2002/2003 hay gặp hạn hán ở vụ mùa 2004/2005 đã gây ra mất mùa đã làm cho sản lượng sụt giảm đã ảnh hưởng đến các hợp đồng giao sau của nhiều nhà kinh doanh làm cho họ lỡ hợp đồng với khách hàng. Hoặc khi gặp thời tiết xấu như mưa nhiều và kéo dài trong khi thu hoạch ở thời điểm vụu mùa 2003/2004 thì chất lượng cà phê kém đi rất nhiều nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng

đến chất lượng và tiến độ giao hàng của các nhà kinh doanh đối với khách hàng. Cũng vì vậy đã có sự kéo theo lòng tin và sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài

đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam có phần giảm sút.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng.pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)